Gợi ý
-
Pháp tưởng
là những hiện tượng phi không gian và thời gian của tưởng thức tạo ra như sự hiểu biết về các pháp tưởng, do tưởng uẩn trong ta lưu xuất hiện hành phát ra ngôn ngữ như vậy, như những lời nói, câu kinh tiếng kệ có nghĩa lý mơ...
-
Thiệt tưởng
là cái nếm mùi vị của tưởng uẩn không phải bằng thiệt thức (nhục thiệt) của chúng ta.
-
Ý tưởng
là cái nghĩ ngợi phân biệt của tưởng uẩn không phải bằng ý thức (ý căn) của chúng ta.
-
Nội công tưởng
là người dùng tưởng uẩn điều khiển nội lực.
-
Điên đảo tưởng
tưởng có thế giới siêu hình; tưởng các pháp thế gian là chân thật, là có thật; tưởng có cái ta, có cái của ta và bản ngã của ta…là chân thật có; tưởng tâm này có thật nên buồn vui, sầu khổ, giận hờn, thương ghét…là chân thật có;...
-
Định Không Tưởng
Nhập vào định này sẽ trở thành cục đá gốc cây, chẳng có lợi ích gì cho loài người.
-
Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng
kỳ thực bốn tướng này cũng chỉ là một tướng của thân ngũ uẩn, nên cuối cùng nhà tưởng giải kết luận bằng một câu kinh: “Phàm cái gì hữu tướng đều hư hoại”. Kinh Kim Cang thường lý luận chia chẻ thân ngũ uẩn đưa ra nhiều danh từ...
-
Ly hỷ tưởng
có nghĩa là lìa hỷ tưởng, chứ chưa diệt bỏ hẳn phải cảnh giác kẻo nó sẽ còn trở lại.
-
Hương tưởng
là những mùi thơm hay mùi thối do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra mùi hương thơm hay thối như vậy. Mùi hương này chỉ có người có tưởng hoạt động nhận được, hay người tu thiền sai pháp lọt vào định tưởng mà...
-
Định tướng
là trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đó là tướng định của Bốn Niệm Xứ, là tướng của định bất động tâm. Vậy ai nói hoặc kinh sách nào viết về định tướng không đúng định tướng Tứ Niệm Xứ này là kinh sách ấy viết...
-
Định Vô Lậu tu tập có đối tượng
là phải thông suốt lý nhân quả, lý duyên hợp, thân ngũ uẩn, và còn phải dùng pháp hướng tâm “Tâm như cục đất”, phải tập tỉnh thức trong mọi công việc làm hàng ngày, phải thiểu dục tri túc; phải giữ gìn sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân...
-
Mích tội tướng
là tội của tỳ kheo, trước kia đã được chúng tăng cử tội và tỳ kheo phạm tội cũng đã nhớ nghĩ thú tội rồi, nên sự tranh chấp đã dứt, sau này ai gợi lại đều phạm tội đọa (ba dật đề).
-
Tuệ tưởng
là những sự hiểu biết do tưởng uẩn hoạt động nghĩ ra. Tất cả những triết học, những giáo lý của các tôn giáo, những sự mê tín trong dân gian đều do tưởng tuệ của con người.
-
Thôn tưởng
là voi, bò ngựa cái, vàng bạc, v.v… ở trong lầu Lộc Mẫu.
-
Ngoại công tưởng
là người dùng tưởng uẩn điều khiển ngoại lực.
-
Trạng thái không vọng tưởng
thì 18 loại hỷ tưởng xuất hiện, biết chuyện quá khứ, vị lai của mình, của người rất rõ ràng.
-
Hỷ tưởng
là do dục tưởng, 18 loại hỷ tưởng này sanh ra được là do sự tu tập theo giáo pháp phát triển nên ức chế tâm, ý thức dục bị ngưng hoạt động, ý thức dục không hoạt động được nên tưởng thức dục sanh hỷ lạc.Trạng thái an lạc...
-
Người nhập vào định tưởng
bị hành tưởng lưu xuất nên thân lúc lắc rung động hoặc thân cúi xuống ngẩng lên giống như người bị hôn trầm, nhưng không phải hôn trầm.
-
Sắc tưởng
là những hình ảnh đã qua của mọi người còn lưu lại từ trường trong không gian do tưởng uẩn bắt gặp, là những hình ảnh do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hình như: Nhà, cửa, sông, núi, đất, đá, ánh sáng, hào quang, người, vật,...
-
Tỷ tưởng
là cái ngửi mùi của tưởng uẩn không phải bằng tỷ thức (nhục tỷ) của chúng ta.