Gợi ý
-
Tuệ Như Ý Túc
có nghĩa là ý muốn hiểu biết một điều gì, dù bất cứ ở thời gian nào, không gian nào, tâm liền biết ngay. Trí tuệ hiểu biết như vậy thì chỉ có những tâm vô lậu hoàn toàn mới có Trí tuệ hiểu biết như vậy, chứ tâm phàm...
-
Tuệ tri
là hiểu biết.
-
Tuệ tưởng
là những sự hiểu biết do tưởng uẩn hoạt động nghĩ ra. Tất cả những triết học, những giáo lý của các tôn giáo, những sự mê tín trong dân gian đều do tưởng tuệ của con người.
-
Tâm nhập trí tuệ giải thoát
là tâm chấm dứt đau khổ và sanh tử luân hồi.
-
Tâm nhập trí tuệ vô lậu
là tâm nhập trí tuệ giải thoát.
-
Thói quen
là do một hành động gì huân tập nhiều lần đã thấm nhuần. Thói quen có hai phần: phần tốt và phần xấu. Một thói quen xấu mà muốn bỏ để trở thành thói quen tốt, thì phải vất vả, gian nan mới bỏ được.
-
Quét tâm
tức là tu tập Tứ Niệm Xứ có nghĩa trên thân, thọ, tâm và các pháp thường quán xét đẩy lui các chướng ngại pháp.
-
Muốn bỏ một thói quen
hành động nào thì phải có nghị lực, có gan dạ và còn phải bền chí thì mới mong bỏ được.
-
Muốn có trí tuệ Tam Minh
thì phải tu tập bằng những con đường Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Chánh niệm tức là Tứ Niệm Xứ thuộc Định Vô Lậu.Muốn tu tập Định Vô Lậu thì phải dùng ý thức,...
-
Muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát
người mới tu thì phải bắt đầu học hiểu đạo đức nhân quả, Tứ Diệu Đế, Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên... (phải nghiên cứu tạng kinh Pali cho thông suốt để triển khai trí tuệ). Vì thế, mỗi khi có một niệm khởi về Phật pháp thì nên...
-
Trí tuệ ác
là sự hiểu biết về ác pháp; trí tuệ ác làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh; trí tuệ ác là tâm tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Trí tuệ ác là tâm dao động trước các pháp ác và các cảm thọ; trí tuệ ác là tâm...
-
Trí tuệ của đạo Phật
được phát triển là ở chỗ biết “xả tâm ly dục ly ác pháp”chứ không phải chỗ học hỏi nhiều. Vì có xả tâm ly dục ly ác pháp thì giới luật mới thanh tịnh, giới luật có thanh tịnh thì đời sống mới có đạo đức, mà đời sống...
-
Trí tuệ do tâm thức
là sự hiểu biết của thức uẩn, là trí tuệ Tam Minh, là trí tuệ phi không gian và thời gian, còn gọi là trí tuệ vô lậu.Trí tuệ vô lậu là trí tuệ của bậc đã chứng quả A La Hán, gọi tắt là trí tuệ A La Hán.
-
Trí tuệ do tưởng thức
tưởng kiến, là sự hiểu biết của tưởng thức. Tưởng thức là sự hiểu biết của tưởng uẩn (sự hiểu biết trong chiêm bao).
-
Trí tuệ do ý thức
là tri kiến, tri kiến là sự hiểu biết của ý thức. Ý thức là một trong nhóm sáu thức: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của sắc uẩn.
-
Trí tuệ hữu học
là trí tuệ do học tập và tu hành. Trí tuệ hữu học là ý thức được huân tu, huân học có thầy dạy, có kinh sách, có pháp môn tu hành, có bạn đồng tu, có thiện tri thức hướng dẫn. Trí tuệ hữu học được hướng dẫn đúng...
-
Trí tuệ phải hiểu biết cái gì mới đoạn diệt khổ đau
Muốn thoát mọi sự khổ đau trong cuộc đời thì chỉ có lìa xa, hay từ bỏ, hoặc đoạn diệt tâm tham. Từ duyên trí tuệ về đoạn diệt là giải thoát.
-
Trực tuệ
trí tuệ ngay thẳng, dám ăn dám nói những cái sai của người khác. Những người dám ăn dám nói những cái sai của người khác là những người có Trực tuệ. Ngày xưa Đức Thích Ca Mâu Ni dám nói thẳng cái sai trong giáo lý của Bà La...
-
Giới, định, tuệ
Giới là đạo đức nhân bản - nhân quả. Giới luật được tu tập thì tâm được giải thoát, không còn khổ đau, phiền não, sợ hãi, lo toan... Giới luật phải được chúng ta giữ gìn nghiêm túc, sống đúng phạm hạnh.Đời sống thiểu dục tri túc, ba y...
-
Ác tuệ
là tri kiến suy nghĩ về tham dục, tri kiến về sân hận, si mê, ngã mạn, nghi ngờ...