Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra cần phải được khéo tác ý

Tác ý như thế nào? Trong Định Niệm Hơi Thở Phật dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Đó là phương pháp tác ý đoạn tận tâm tham. Với tâm sân, cũng nương vào hơi thở mà tác ý như vậy: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.

Với tâm si, cũng nương vào hơi thở mà tác ý: “Quán ly si tôi biết tôi hít vô, quán ly si tôi biết tôi thở ra”. Muốn cho tâm được định tỉnh không còn bị hôn trầm, thùy miên thì cũng nương vào hơi thở mà tác ý: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”.

Với tâm phiền não, lo lắng, sợ hãi, v.v..thì cũng nương vào hơi thở mà tác ý: “An tịnh toàn tâm tôi biết tôi hít vô, an tịnh toàn tâm tôi biết tôi thở ra”. Phần tinh cần đoạn tận đau nhức hay bệnh tật về thân thì mỗi khi thân có đau nhức hay bệnh tật thì cũng nên an trú vào hơi thở mà tác ý: “An tịnh toàn thân tôi biết tôi hít vô, an tịnh toàn thân tôi biết tôi thở ra”.

Cứ bền chí mà tác ý như vậy đến chừng nào thân không bệnh, không còn đau khổ nữa mới thôi.

Gợi ý