Định Sáng Suốt
Điểm quan trọng nhất là pháp xả tâm trong giờ nghỉ. Cách thức thư giãn là nghỉ ngơi, phải để thân và tâm hoàn toàn nghỉ ngơi. Phải tác ý cho nó xả (tức là thư giãn) chứ không thì làm như tập luyện mà không có thời gian nghỉ ngơi, sẽ đi đến chỗ ức chế tâm.
Cách thức thư giãn không phải dễ thực hành đâu, coi chừng bị ức chế mà không hay. Thư giãn cũng là tập luyện, không phải nói thư giãn là thư giãn được liền đâu; phải tập luyện. Cứ tác ý thư giãn theo định Sáng Suốt để không bị kẹt vào các pháp tập luyện khác, làm cho nó lìa ra khỏi các pháp tu tập để nghỉ ngơi.
Định Thư Giãn (hay Định Vô Sự, cũng là Định Sáng Suốt) hơi khó, vì khi yên lặng thì tâm thường gom vào hơi thở khi ngồi, còn nếu đang đi thì nó lại gom vào bước đi. Làm sao để nó không gom về hai cái đó.
Thư Giãn thì phải làm như mình không biết tập luyện là gì hết, phải xả ra. Khi đi thư giãn thì phải nhắc tâm đừng tập trung tâm dưới bước chân, mà nhìn cái này cái kia nếu đi trong thất, còn đi ngoài trời thì nhìn cây cối, trời mây.
Đừng lưu ý bước chân, đừng lưu ý hơi thở, đi như người vô sự. Thư giãn thì trở về trạng thái như khi không tập luyện gì hết. Tác ý để cơ bắp, thần kinh lơi ra, thư giãn ra. Định Sáng Suốt gồm có hai trường hợp tu tập:
1- Bình thường tâm không tán loạn, không thùy miên, không vô ký, không lờ mờ, không nửa tỉnh nửa mê, không bần thần lười biếng, thì dùng pháp hướng trong khi đi kinh hành hoặc ngồi một chỗ, như lý tác ý: “Tâm phải sáng suốt như ban ngày, tâm phải thanh thản, tâm phải vô sự”.
2- Khi tâm bị thùy miên (buồn ngủ), hôn trầm (ngủ gục), vô ký (mất tỉnh giác) hôn tịch (tỉnh tỉnh mê mê) bần thần, lười biếng, không nên ngồi, nên đi kinh hành dùng pháp hướng tâm: “Tâm phải tỉnh thức, sáng suốt đêm như ngày”, “Tâm phải tỉnh táo như ban ngày”, “Tâm phải sáng suốt như ánh mặt trời”.
Cách thức tu tập Định Sáng Suốt có hai giai đoạn: - Giai đoạn một: Ví dụ, lúc 7 giờ sáng bắt đầu tu Định Niệm Hơi Thở đến 7 giờ 30 thì xả ra nghỉ, xả nghỉ tức là thư giãn, thư giãn tức là tu Định Sáng Suốt.
Muốn tu Định Sáng Suốt thì phải ngồi tựa lưng, buông thõng hai tay hai chân, các cơ trong thân cũng phải đều buông thõng xuống hết rồi hướng tâm nhắc: “Các cơ trong thân buông xuống hết, thần kinh trong thân đều thư giãn hết, thân tâm phải thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản, an lạc và vô sự”, khi nhắc như vậy xong thì buông thõng các cơ xuống không được gồng một cơ bắp nào cả và tâm thì không được tập trung vào một đối tượng nào, để tự nhiên cho thân tâm tự do một cách dễ chịu.
br> - Giai đoạn hai: Ví dụ: Khi thân tâm thoải mái dễ chịu thì hướng tâm nhắc: “Thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự, tâm phải sáng suốt như ban ngày, như ánh sáng mặt trời”. Trong thời gian thư giãn, thỉnh thoảng lại nhắc câu pháp hướng như trên để giúp cho thân tâm nhẹ nhàng thoái mái cho đến hết giờ thư giãn.
Trong lúc tu Định Sáng Suốt thư giãn nếu thân tâm cảm giác tỉnh táo nhẹ nhàng thanh thản an lạc và vô sự thì đó là tu đúng, bằng ngược lại là tu sai. Khi thư giãn xong cơ thể phục hồi lại sức khoẻ, cảm giác tỉnh thức và siêng năng ham tu; còn ngược lại thì tu sai.
Cách thức tu Định Sáng Suốt là dùng pháp Hướng Tâm thư giãn các cơ trong thân cũng như thư giãn thần kinh, khiến cho các cơ và thần kinh buông xuống không còn một chút xíu dụng công và ức chế nào nên thấy cơ thể và tinh thần nhẹ nhàng thoải mái.
Khi thư giãn, chúng ta cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng an lạc, nghe rất thoải mái vô cùng. Ở đây, nên dùng câu pháp hướng, ra lệnh cho các cơ và thần kinh thư giãn bằng cách hướng tâm. Khi cảm giác cơ thể mệt nhọc, đầu óc căng thẳng thì nên ngồi nghỉ, hai chân duỗi thẳng dài ra, hai tay buông thỏng, thả nhẹ xuống, các cơ trong thân không được gồng, tinh thần không được suy nghĩ và tập trung nơi nào cả, chỉ để nó tự nhiên theo tự nhiên của nó.
Khi cảm giác thân tâm buông thỏng mới hướng tâm: “Toàn thân an tịnh, tôi biết tôi đang thư giãn” hoặc “Toàn tâm an tịnh, tôi biết tôi đang thư giãn”. Xong, để thân tâm tự nhiên thư giãn và an tịnh. Kế tiếp, lại hướng tâm nữa: “Các cơ trong thân thư giãn, buông xuống không được gồng phải nhẹ nhàng thanh thản, an lạc và vô sự”.
“Đầu óc phải thư giãn, không được tập trung chỗ nào hết, phải tự nhiên, hồn nhiên với vạn pháp”. Định Sáng Suốt tuy trong kinh Nikaya đức Phật dạy phải dùng tưởng tâm sáng suốt như ban ngày, sáng suốt như mặt trời, v.
… nhưng theo kinh nghiệm của Thầy hiểu định này là một loại Thiền định thư giãn các cơ và thần kinh trong thân. Khi dụng công tu tập nhiều thì thân tâm mỏi mệt, sanh ra lười biếng, trí óc u tối không còn sáng suốt, mỏi mệt.
Gặp trường hợp này, phải tu Định Sáng Suốt. Định Sáng Suốt tức là phương pháp thư giãn của đạo Phật, giúp thư giãn thân tâm, khiến cho các cơ và tinh thần không còn căng thẳng, mỏi mệt nữa. Do đó khi mỗi thời gian tu tập một loại định nào xong, đều dùng định này để thư giãn, nhờ đó liên tục tu tập mà thân tâm không thấy mỏi mệt, hôn trầm, thùy miên; càng tu càng tỉnh thức và càng sáng suốt; càng tu càng thích thú và ưa thích ham tu hơn; càng tu càng thấy tâm hồn thanh thản, an lạc và giải thoát rõ ràng.
Nếu người tu hành theo đạo Phật không biết loại Định Sáng Suốt này thì dễ bị ức chế thân tâm và nếu ức chế thân tâm quá căng thì dễ sanh ra bệnh tật, hoặc bị căng mặt, căng đầu có khi rối loạn thần kinh, sanh ra điên khùng mất trí.
Đó là, những cách hướng tâm để thư giãn, các con nên nhớ mà tu tập đừng nên biếng trễ. Định Sáng Suốt sẽ giúp cho mau chóng tỉnh giác, để luôn luôn ở trong chánh niệm, nhờ đó, mới ly tham đoạn ác pháp.
Có ly tham đoạn ác pháp thì mới nhập được Thiền định và Tam Minh.
Gợi ý
-
Định
Định là tâm thanh tịnh, tâm ly dục, ly ác pháp; định là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; định là tâm không tham, sân, si, mạn, nghi; định là tâm thanh thản, an lạc và vô sự; định là tâm không phóng dật.Chữ “định”...
-
Định căn
Định là sự bất động nơi thân và tâm của chúng ta; căn là cội gốc. Định căn có nghĩa là cội gốc im lặng, bất động của thân tâm, không ức chế tâm. Muốn có được cội gốc định thì phải tu tập pháp môn Tứ Thánh Định, như...
-
Định của Phật giáo
là chỗ tâm bất động trước các pháp ác và các cảm thọ. Định của Phật còn có tên là bất động tâm, còn có tên khác là vô tướng tâm tức không có ba tướng làm tâm động, đó là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.Cho nên,...
-
Định Chánh Niệm Tỉnh Giác
gồm có hai phần: 1- Tu tập Tỉnh thức trên bước đi. 2- Tu tập Tỉnh thức trong những hành động sống hằng ngày. Tỉnh thức trên bước đi gồm có bốn giai đoạn tu tập: 1/ Giai đoạn thứ nhất: Đi kinh hành nhưngười vô sự.Trước khi đi nên...
-
Định Giác Chi
Trạng thái Định Giác Chi là thân tâm đều định vào nhau tức là Tâm định trên thân, thân định trên tâm trong trạng thái Hỷ Giác Chi kéo dài từ ngày này sang ngày khác mà không mất trạng thái thân tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ (Tâm...
-
Định Không Tưởng
Nhập vào định này sẽ trở thành cục đá gốc cây, chẳng có lợi ích gì cho loài người.
-
Định kiến
là ý kiến riêng có sẵn từ trước, khó thay đổi. Từ lâu ta có định kiến về con người “Có sự sống sau khi chết”, do định kiến ta tin ngay liền không cần phải suy tư xem xét cho kỹ lại. Tin như vậy sẽ trở thành những...
-
Định Kim Cang
là định tưởng chứ không phải Tứ Thần Túc. Kim Cang định chỉ có Tổ mới có.
-
Định là duyên của Như Chơn
Như Chơn tức là Định mà định là Tâm Bất Động. Khi tâm Bất Động không còn niệm vọng tưởng và hôn trầm, thùy miên, vô ký xen ra, xen vô thì tâm sẽ có một niềm vui An Lạc.
-
Định lực
Khi tu tập siêng năng đúng pháp thì Niệm lực hiện tiền mà niệm lực hiện tiền từ giờ này sang giờ khác thì đó là Định lực (là Định Giác Chi). Khi niệm có lực chúng ta chỉ cần niệm là toàn cả thân tâm chúng ta gom lại...
-
Định Như Ý Túc
thân tâm muốn nhập định nào thì thân tâm nhập ngay định ấy. Định Như Ý Túc có thì mới nhập được Bốn Thiền của Phật giáo.
-
Định Niệm Hơi Thở
Định Niệm Hơi Thở có 16 đề mục tu tập để đối trị 16 chướng ngại pháp trong thân tâm. Tu tập theo Phật giáo phải tu tập rất kỹ lưỡng về Định Niệm Hơi Thở để cho thân tâm có đủ năng lực đẩy lùi các chướng ngại pháp...
-
Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra cần phải được khéo tác ý
Tác ý như thế nào? Trong Định Niệm Hơi Thở Phật dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Đó là phương pháp tác ý đoạn tận tâm tham. Với tâm sân, cũng nương vào hơi thở mà tác ý như...
-
Định Tư Cụ
(hay Định tu tập) là phương pháp dùng để tu tập thiền định, là Tứ chánh cần ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, phải tu tập trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, để xả tâm ly dục ly ác pháp và từ bỏ...
-
Định tướng
là trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đó là tướng định của Bốn Niệm Xứ, là tướng của định bất động tâm. Vậy ai nói hoặc kinh sách nào viết về định tướng không đúng định tướng Tứ Niệm Xứ này là kinh sách ấy viết...
-
Định tướng do giới hạnh sanh ra
là trạng thái tâm không phóng dật, tâm thường tự động hướng vào nội thân; trong nội thân hoạt động điều gì thì tâm đều biết rất rõ mà chẳng biết sự động dụng bên ngoài, nó không hình tướng, không có màu sắc.Còn định tướng của tưởng uẩn sanh...
-
Định Vô Lậu
được thực hiện trên thân quán thân tu về nhân tướng (Tứ Niệm Xứ) để khắc phục tham ưu tức là ly dục ly ác pháp. Định vô lậu để đoạn trừ tất cả ái kiết sử. Cách thức tu tập định này có ba cách: 1- Ngồi kiết già...
-
Định Vô Lậu câu hữu với Nhân Quả
Muốn cho các chướng ngại pháp không tác động vào thân tâm sanh ra lậu hoặc thì nên thường cảnh giác và giữ gìn thân, miệng, ý không cho làm hành động ác, luôn luôn phải thực hiện hành động thiện để tạo cảnh an vui cho mình cho người,...
-
Định Vô Lậu câu hữu với thân Ngũ Uẩn
(Ngũ Uẩn: Sắc Uẩn, Thọ uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn) có nghĩa là quán xét tư duy phá chấp thân ngũ uẩn như: 1- Câu hữu với Sắc Uẩn: Quán xét sắc thân do bốn đại đất, nước, gió, lửa hoà hợp tạo nên không có gì là...
-
Định Vô Lậu tu tập có đối tượng
là phải thông suốt lý nhân quả, lý duyên hợp, thân ngũ uẩn, và còn phải dùng pháp hướng tâm “Tâm như cục đất”, phải tập tỉnh thức trong mọi công việc làm hàng ngày, phải thiểu dục tri túc; phải giữ gìn sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân...