Gợi ý
-
Muốn làm chủ điều khiển nghiệp quả của thân - (lão, bệnh, tử)
thì phải tu tập nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Đó là giai đoạn thứ hai mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn siêng năng tu tập không được biếng trễ.
-
Muốn làm chủ được ý
thì phải chủ động điều khiển tâm, nghĩa là phải ý thức xem cái ý của mình nó khởi lên ham muốn cái gì, ác hay là thiện, vui hay là buồn, khi nhận định xong thì dùng câu như lý tác ý để đánh bạt nó xuống.
-
Muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh
đều phải sống đúng thiện pháp. Nếu không do thiện pháp mà tu tập thì không bao giờ làm chủ và chấm dứt sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh đượcđều phải sống đúng thiện pháp.
-
Tu chưa xong
mà phá hạnh độc cư, thiếu sự phòng hộ là tâm còn tham, sân, si chưa xả sạch, nên chuyện gì cũng muốn biết.
-
Tu chứng
chứng tâm VÔ LẬU.
-
Giới Đức Chung Thủy
là đức hạnh trước sau một lòng, có tình cảm gắn bó vợ chồng không thay đổi. Người biết giữ gìn Giới Đức Chung Thuỷ là người biết sống mang lại sự an vui hạnh phúc cho gia đình, không làm khổ vợ con, không làm khổ chồng con và...
-
Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết
thì phải Thọ Bát Quan Trai, một tháng ít nhất phải có một ngày tu tập làm Phật, tức là một ngày giữ tám giới trọn vẹn.
-
Muốn làm chủ sự sống chết
thì phải nhất định không đầu hàng, không làm nô lệ cho giặc sinh tử thì con đường tu tập mới có được kết quả tốt đẹp. Còn những người sợ khó, sợ cực nhọc, sợ chết nên bỏ cuộc không dám tu tập nữa. Muốn làm được những điều...
-
Muốn làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi
thì phải nhập được Tứ Hiện Tại An Lạc Trú Thánh Định.
-
Muốn làm chủ tâm
thì theo đường lối tu tập của đạo Phật, hành giả còn phải tu tập và trải qua nhiều giai đoạn thử thách ngoại ma và nội ma, nếu vượt qua những giai đoạn này, thì tâm định trên thân, thân định trên tâm chừng đó hành giả mới có...
-
Muốn làm người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh
thì duy chỉ có thiện pháp mới giải quyết mọi sự đau khổ của chúng ta, tức là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa.
-
Sống cung kính, tuỳ thuận chúng Tăng
là y chỉ sống như bậc Đạo Sư của mình không hề sai khác, lúc nào cũng gần gũi thân cận Người để thưa hỏi những điều cần biết, cần tu tập; chứ không phải cung kính, tuỳ thuận, cúng dường trai tăng chúng Tăng phạm giới phá giới, chứ...
-
Ăn thịt chúng sanh phải không thấy, không nghe và không nghi
nghĩa là trong sự ăn uống phải trau dồi mắt tai của mình, phải ý tứ cẩn thận, khi ăn khi uống phải biết rõ trong thực phẩm đang ăn có xương máu và sự chết chóc đau khổ của chúng sanh trong đó hay không? Nếu có, thà chết...
-
Muốn nhận xét một người tu chứng quả Tu Đà Hoàn
chỉ cần nhìn thấy đời sống của họ qua hành động đạo đức trong giới luật Phật đã dạy. Nếu hành động của họ phạm giới phá giới, tức là còn hành động của loài thú vật thì không thể nào là những hành động đạo đức của con người...
-
Vô chứng
là không thấy mình chứng đắc, còn thấy mình chứng đắc là chưa chứng đắc (Vô sở đắc) (kinh Kim Cang)
-
Muốn nhập được thiền định làm chủ sự sống chết
thì thân tâm phải thanh tịnh. Trong thực phẩm động vật vốn có nhiều chất độc và nhiều chất bất tịnh, vì thế người muốn tu tập để thân tâm thanh tịnh và giải thoát hoàn toàn thì phải tránh ăn uống thực phẩm động vật, chỉ nên ăn rau...
-
Ba đời chư Phật
là những người tu hành đã thành Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, những vị này đã giải thoát hoàn toàn.
-
Tu tập chứng quả A La Hán
Muốn chứng quả A La Hán làm chủ sinh tử và chấm dứt luân hồi và có đầy đủ Tam Minh, Lục Thông thì tu tập không được nhiếp tâm ỨC CHẾ Ý THỨC diệt trừ vọng tưởng. Vì ức chế ý thức là tu tập sai pháp thiền định...
-
Sống với tâm không động chuyển
Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn đạt được mục đích “sống với tâm không động chuyển” nên đức Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm không động chuyển. Đó là pháp môn như lý tác ý.Vậy...
-
Muốn quét sạch các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm và pháp
thì phải biết dùng pháp như lý tác ý và phải tập an trú cho được trên thân hành nội và thân hành ngoại. Tác ý phải đúng đối tượng của nó thì nó mới đi, còn tác ý không đúng đối tượng thì nó không đi. Tu tập như...