Gợi ý
-
Hành Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh
vừa tu vừa độ người.
-
Hành động có đạo đức
là những hành động không xảy ra sự đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài chúng sanh.
-
Hành động đạo đức nhân quả
có nghĩa là mình muốn được an vui hạnh phúc thì không nên làm những điều ác, những điều làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sanh, nếu làm những điều ác khổ mình, khổ người, dù có cầu Thánh, Thần, chư Phật, chư Bồ Tát gia...
-
Thiền định của Đạo Phật
có tên là Tứ Thánh Định, chính là tâm toàn thiện. Tâm toàn thiện là tâm định chứ không phải thân định, Đức Phật xác định: “Tâm định trên thân, Thân định trên tâm” là hai loại thiền định rõ ràng: 1/ Tâm định (Chư ác mạc tác, chúng thiện...
-
Đất nước không đạo đức
là một đất nước không phồn vinh, thịnh trị, mưa không thuận, gió không hòa, thường xảy ra trộm cướp, giết người, bạo loạn, binh đao, chiến tranh xảy đến, khiến cho đất nước đó không có thanh bình và người dân không an cư lạc nghiệp.
-
Tu tập xả tâm theo đạo Phật
là phải kết hợp bốn loại định: 1- Định Chánh Niệm Tỉnh Giác (định ngăn ác pháp). 2- Định Niệm Hơi Thở (định ngăn ác pháp). 3- Định Vô Lậu (định diệt ác pháp). 4- Định Sáng Suốt (định thư giãn, trạng thái chân lý).Trong một thời tu tập trên...
-
Pháp tu tập thiền định của đạo Phật
là pháp ngăn diệt ác pháp trong tâm. Khi nào không còn ác pháp trong tâm thì người ấy nhập định.
-
Tu theo đạo Phật
phải hiểu rằng: Tu là phải xả tâm, có nghĩa là ly dục ly ác pháp. Đức Phật đã nói: “Ta nói giới luật, tức là nói ly dục, ly ác pháp”. Chỉ có người sống đúng giới luật thì mới ly dục, ly ác pháp được.
-
Điên đảo kiến
là người sống vì ý kiến, ý thức hệ bất đồng giữa họ và các người khác.
-
Điên đảo tâm
là người sống vì của cải vật chất nhà cửa ruộng đất... mà sanh ra buồn phiền, tức giận.
-
Điên đảo tình
là người sống vì con cái người thân... của họ mà làm cho họ phiền muộn, tức giận.
-
Điên đảo tưởng
tưởng có thế giới siêu hình; tưởng các pháp thế gian là chân thật, là có thật; tưởng có cái ta, có cái của ta và bản ngã của ta…là chân thật có; tưởng tâm này có thật nên buồn vui, sầu khổ, giận hờn, thương ghét…là chân thật có;...
-
Nên ở chỗ thanh vắng tư duy về đạo lý
là ý đức Phật dạy chúng ta tu tập Định Vô Lậu. Định Vô Lậu tức là sự tư duy về đạo lý. Do người nào biết tu tập Định Vô Lậu thì cuộc sống ở thế gian chính là đang ở Thiên đàng, Cực Lạc, v.v…
-
Cái khó của người tu hành theo đạo Phật
là ở chỗ Tỉnh Giác Chánh Niệm buông xả sạch dục và ác pháp, không phải chỗ nhập Bốn Thánh Định, thực hiện Tam Minh chứng quả A La Hán. Khi Tỉnh Giác Chánh Niệm buông xả sạch dục và ác pháp là trạng thái tâm thanh thản, an lạc...
-
Học đạo đức
để mình không ăn cắp lại chính mình; để mình không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Học đạo đức là vì tâm chưa ly dục ly ác pháp, chứ tâm đã ly dục ly ác pháp thì không còn học đạo đức.
-
Minh của đạo Phật
là trí tuệ hiểu biết để làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, không có nghĩa là trí tuệ hiểu biết sự tào lao (tam tạng kinh điển của Bà La Môn). Người có trí tuệ thông suốt Tam tạng kinh điển chưa hẳn là người có...
-
Học đạo đức giới luật
là học xả tâm ly dục ly ác pháp, nhờ đó tâm mới lần lần thưa niệm và không còn vọng niệm, hôn trầm, thùy miên nữa. Sự tu tập xả tâm là một lợi ích rất lớn mà nó đã thể hiện hai phần: - Lợi ích thứ nhất...
-
Mục đích của đạo Phật
là chân lý “Diệt Đế” là chân lý thứ ba của đạo Phật. Diệt đế là trạng thái diệt hết nguyên nhân sinh ra mọi thứ khổ đau. Đoạn diệt hết tâm dục tức là diệt hết lòng ham muốn, là Diệt Đế. Khi diệt hết lòng tham muốn thì...
-
Mục đích tu tập của đạo Phật
là phải khắc phục cho bằng được tâm tham ưu, tức là diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, để đạt được tâm thanh tịnh bất động. Tâm thanh tịnh bất động là tâm không còn tham, sân, si. Khi tâm không còn tham, sân, si thì tâm...
-
Thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người
tức là hành động cung kính tôn trọng tỏ lòng nhớ tưởng biết ơn của những người đã khuất bóng. Thờ cúng Tổ, Tiên, ông, bà, cha, mẹ là một hành động đạo nghĩa để tỏ lòng cung kính, tôn trọng nhớ tưởng đến ân đức, công lao khó nhọc...