Gợi ý
-
Diệt Tận Định
là một loại thiền định bất động cả thân lẫn tâm vì khi nhập thiền này thì các cảm thọ và các tưởng đều diệt cho nên thân ngồi bất động.
-
Diệt thọ tưởng định
thì thân tâm như cây đá, thân giống như người chết nhưng không hoại diệt nhờ từ trường định của diệt thọ bảo vệ, trong lúc nhập Diệt Thọ Tưởng Định không có lậu hoặc. Nhập Tam Thiền không thể vượt qua năm ấm được, chỉ có nhập Diệt thọ...
-
Diệt trừ bản ngã
là điều quan trọng trong Phật giáo. Nếu không diệt bản ngã thì không bao giờ có giải thoát. Để diệt bản ngã hành giả phải hành đúng pháp tức là phải tu tập đúng Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo thì không có pháp nào tu tập diệt...
-
Diệt trừ tâm ngã mạn
Khi bản ngã khởi lên thấy mình hơnngười thì phải tự quán xét mình và tác ý: “Mình hơn người này, nhưng còn nhiều người khác hơn mình, mình phải bỏ cái tâm ngã mạn đó đi”. Và khi thấy người hơn mình thì không sanh tâm ganh ghét đố...
-
Diệt tứ
muốn diệt tứ phải tiếp tục nương Định Niệm Hơi Thở để diệt tứ bằng pháp hướng tâm nhập Nhị Thiền. Cần lưu ý: khi nào hết vọng tưởng mới tu pháp hướng tâm diệt tứ, nghĩa là diệt tứ bằng cách nương vào hơi thở dùng pháp hướng diệt...
-
Diệu Hạnh
là những oai nghi tế hạnh của một tu sĩ, là những hành động ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp của Tứ Chánh cần; Diệu Hạnh là những hành động từ, bi, hỷ, xả của Tứ vô Lượng Tâm.
-
Diệu Pháp
diệu pháp không phải là pháp cao siêu vĩ đại mà chỉ là một pháp thuyết về con người khiến cho mọi người hiểu biết (giác ngộ) rõ ràng, thuyết đến đâu khiến cho mọi người hiểu biết (giác ngộ) rõ ràng đến đó không có một chỗ nào không...
-
Đi
Dùng ý dẫn tâm để thực hiện tâm từ nơi bước đi: Dưới bước chân ta đi có rất nhiều sinh vật nhỏ bé và thảo mộc đang sống. Ta phải đi cẩn thận để tránh thương tổn, hoặc giết hại các sinh vật. Nhờ nhắc như vậy mà tâm...
-
Đi kinh hành
là đi theo pháp môn đang thực hiện để xả tâm ly dục ly ác pháp; để ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp; để nhiếp tâm và an trú tâm; để thực hiện tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ. Không cần phải đi suốt...
-
Đi kinh hành có lực đẩy hay Đi kinh có trạng thái hỷ lạc
là do hành tưởng và xúc tưởng hỷ lạc.
-
Đi kinh hành có vọng tưởng khởi niệm
là ý thức tưởng.
-
Đi nhiễu quanh
(quanh giảng đường) có hai ý: 1- Một là con đường đi chung quanh giảng đường. 2- Hai là đi quanh giảng đường để tỏ lòng cung kính, nơi thuyết giảng pháp của Đức Phật. Đi nhiễu quanh có 2 cách: 1- Đi vòng quanh bên hữu (đi theo chiều...
-
Đi phải biết mình đi
(trong nhóm 6 oai nghi tu tập: đi, đứng, liếc ngó, co duổi, đắp y mang bát, ăn uống thuốc men) Đó là Chánh niệm tỉnh giác định về thân hành hai chân đi,là đi trong chánh niệm tức là đi trong thiện pháp không dậm đạp lên chúng sanh,...
-
Đi trong thiện pháp
là đi không dậm đạp lên chúng sanh, là đi trong tâm ly dục ly ác pháp. Đi biết mình đi là biết từng bước đi của mình, biết rõ ràng khi dỡ chân lên cũng như lúc để chân xuống, tâm tỉnh thức theo dõi từng hành động của...
-
Địa giới hành
Người tu theo Phật phải giữ gìn tâm mình như đất.
-
Địa ngục
Địa ngục ở đây không phải cõi địa ngục mà là trạng thái đau khổ của thân hay phiền não của tâm. Địa ngục là sự đau khổ của mỗi người, là trạng thái đau khổ như đang cơn bạo bệnh, là trạng thái đang đau nhức do bệnh tật,...
-
Địa ngục A Tỳ
có nghĩa là cuộc sống của con người tại thếgian này đang chịu đựng những sự khổ sở tận cùng. Ví dụ: Bệnh bán thân, nằm, ăn, đại, tiểu tiện một chỗ; bệnh ung thư đau nhức khổ sở; bệnh cùi ngứa, đau nhức và chịu hôi thối; bệnh thần...
-
Địa táng
là xây mồ mả giữ gìn nơi an nghỉ cuối cùng của những người thân thương của mình. Những dân tộc có tình cảm sâu xa như dân tộc Việt Nam, Trung Hoa thì địa táng. Loại địa táng là tình cảm thiêng liêng nhất của loài người, địa táng...
-
Điên đảo kiến
là người sống vì ý kiến, ý thức hệ bất đồng giữa họ và các người khác.
-
Điên đảo tâm
là người sống vì của cải vật chất nhà cửa ruộng đất... mà sanh ra buồn phiền, tức giận.