Gợi ý
-
Thế giới không hiện hữu
là thế giới không có hình sắc, thế giới không hình sắc tức là thế giới vô hình. Hai thế giới vô hình và hữu hình này đều do tưởng tri dựng lên, nó đều không như thật có, không có một vật gì là thật, là thường hằng bất...
-
Bẻ gãy mười hai nhân duyên
tức là làm cho chúng không còn hợp lại được nữa. Làm cho chúng không còn hợp lại được nữa thì hành giả có đầy đủ ý chí dũng mãnh kiên cường bằng cách giữ gìn tâm Bất Động trước các ác pháp và từng tâm niệm của mình từng...
-
Thế giới quan của Phật Giáo
thế giới quan của Phật Giáo là 12 nhân duyên, là năm dục trưởng dưỡng. Năm dục trưởng dưỡng như trong kinh Tăng Chi Bộ tập 4 trang 184 dạy: “Các sắc do con mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp...
-
Xả tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn
Lo giữ gìn giới luật và dùng pháp như lý tác ý.
-
Giới hạnh ý hành nghiệp
là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua ý hành nghiệp như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh ý nghiệp.
-
Lậu hoặc
là sự đau khổ của thân và tâm của con người. Ba pháp đoạn tận lậu hoặc tức là ba pháp đoạn tận sự khổ đau của con người. Ba pháp này là: 1- Hộ trì các căn 2- Tiết độ ăn uống 3- Chú tâm tỉnh giác.Lậu hoặc phải...
-
Phạm hạnh trong thời đức Phật
ba y một bát, thiểu dục tri túc, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không.
-
Thế giới sắc tướng
là thế giới mà loài người đang sống, có sự sống, có vạn vật hiện hữu, do duyên hợp lập thành, không phải do “tưởng uẩn làm ra”. Vì thế, không có một vật gì thường hằng,luôn tan hoại theo thời gian năm tháng.Thế màchúng ta điên đảo tâm, điên...
-
Xả Tâm Chướng Ngại Pháp
không còn tu theo thời khoá nữa, tu trong tất cả thời gian.
-
Bệnh đau
là do nhân quả giết hại và ăn thịt chúng sinh. Người ăn chay trường mà còn bệnh đau là do tâm ý còn ác, tuy không ăn thịt chúng sinh, nhưng còn giết hại chúng sinh như kiến, muỗi và các vật khác, họ chưa thật lòng yêu thương...
-
Đạo đức bình đẳng
đạo đức này xuất phát nơi những hành động sống hằng ngày từ những hành động thân, miệng, ý của mọi người. Đó là đạo đức nhân bản - nhân quả, đem đến sự an vui cho mọi người, mọi vật chung quanh. Đạo đức này không bắt buộc chúng...
-
Giới hòa đồng tu
là phải biết lấy đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh mà hòa hợp sống với nhau. Có nghĩa là mọi người chỉ cần lấy giới luật mà sống thì sẽ có sự hòa hợp với nhau.
-
Nằm mộng thấy người chết về báo mộng
Đó không phải linh hồn người chết về báo mộng, mà chính tưởng ấm của người thân trong gia đình nằm mộng biến hiện ra hình ảnh người chết. Vì tình cảm thương nhớ người mất,nên tưởng ấm xuất hiện giấc mộng để khiếncho người thân thỏa tình nhớ thương,...
-
Phạm thể
là đức hạnh của Phạm Thiên.
-
Xả tâm sạch ác pháp
Người xả tâm sạch ác pháp là người giải thoát; là người đi trong đạo lộ của Phật; là người có chánh định, tâm hồn đang ở trong thiền thứ nhất; là người sẽ có đầy đủ Tam Minh, Lục Thông; là người đã làm chủ sanh tử luân hồi,...
-
Đạo đức của Phật giáo
là đạo đức nhân bản – nhân quả: sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, đạo đức làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi; biến cuộc sống loài người trên thế gian này thành cõi Thiên đàng,...
-
Lễ phép xã giao
sống đối xử với nhau không làm khổ mình, khổ người, tức là biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng (không phải là theo lễ phép xã giao thường như ngoài đời),là cách đối xử với mọi người, luôn luôn phải thấy mọi người đều là người tốt, người...
-
Năng Lực Bảy Giác Chi được tu tập
làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ Ba Minh thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ trong giai đoạn cuối cùng, tức là thực hiện Thân Hành Niệm. Duy nhất chỉ có Pháp Thân Hành Niệm được tu tập, được thành như cỗ xe kiên cố, được làm thành...
-
Phạm tội tướng rầy rà
có bảy thứ tội: 1. Ba la di. 2. Tăng tàng.3. Ba dật đề. 4. Hối quá pháp. 5. Thâu lan giá. 6. Ác tác. 7. Ác thuyết.
-
Tánh không
danh từ của Đại Thừa, có nghĩa Chân Không diệu hữu, Trí Tuệ Bát Nhã, “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.