Gợi ý
-
Đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người
gồm có những pháp: Thất Giác Chi, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần.
-
Bố thí
là hạnh buông xả, buông bỏ, không chất chứa tài sản của cải, mà còn chia xẻ cho người nghèo khổ, bất hạnh. Bố thí là đem lòng thương yêu của mình đến với những người bất hạnh, an ủi và xoa dịu vết thương đau của họ.Việc làm bố...
-
Đạo đức nhân bản- nhân quả trong ngũ giới
được chia ra làm ba cấp học: 1- Cấp học đạo đức bản thân có hai giới: Đức hiếu sinh, Đức ly tham từ bỏ lấy của không cho. 2- Cấp học đạo đức gia đình có một giới: Đức chung thủy. 3- Cấp học đạo đức xã hội có...
-
Xuất sải
có nghĩa là ra đời (hoàn tục) lập gia đình.
-
Thuỳ miên, giải đãi
Thùy miên là buồn ngủ; giải đãi là lười biếng. Khi biết cách tu tập Tứ Niệm Xứ thì phải thiện xảo phá cho sạch buồn ngủ và lười biếng, vì trạng thái buồn ngủ và lười biếng thuộc về tâm si nên rất khó dẹp, phải kiên trì, bền...
-
Bốn Dự Lưu Chi
1/ Đầy đủ lòng tin bất động đối với Phật, 2/ Đầy đủ lòng tin đối với Pháp, do đức Phật khéo thuyết, 3/ Đầy đủ lòng tin bất động đối với Chúng Tăng là đệ tử đức Phật, 4/ Đầy đủ lòng tin đối với giới luật đức hạnh...
-
Hai hạng người
1- Hạng người có đạo đức, có nhân tính, có lòng từ ái, có lòng yêu thương, biết tha thứ mọi sự lỗi lầm của người khác, sống vì mọi người, vì sự sống của tất cả các loài vật khác. 2- Hạng người tính tình hung dữ, cộc cằn,...
-
Bốn đại
đất, nước, gió, lửa.
-
Niệm Giác Chi
Khi tu tập Tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ (trên thân quán thân) mà chỉ còn có một tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, không có một niệm nào xen vào chỗ tâm bất động thì đó là đã đạt được Niệm Giác Chi.Niệm Giác Chi...
-
Niệm Giới
Niệm giới tức là sự tư duy Giới để chúng ta thấu triệt Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Giới luật đã dạy, nghĩa là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm...
-
Tà trí
là tri kiến không có giới luật, tri kiến không có giới luật là tri kiến ác, ác với mình, với người và ác cả hai, tri kiến không giới luật là tri kiến làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Người có tri kiến này là người...
-
Đau khổ của con người
là một loại bệnh nghiệp, do hành động nhân quả của mỗi con người tạo ra cho chính mình. Bệnh nghiệp nhân quả do chính từ hành động của mình mà có, nên có phương thuốc “Đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người” bằng...
-
Tài
là tiền của, tài sản.
-
Lòng bi
là lòng thương xót chúng sanh, khi thấy chúng sanh trong cơn hoạn nạn hay bệnh tật khổ đau hoặc đứng trước cái chết sắp đến, chúng ta không thể làm ngơ được.
-
Tạo duyên mới
phải tu tập đúng giới luật và pháp do lời dạy của Thầy, còn sống và tu tập không đúng lời dạy này là tạo hết duyên.
-
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng và Niệm Giới
Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy niệm Phật có nghĩa là Phật sống như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy thì gọi là niệm Phật. Niệm pháp có nghĩa là pháp dạy như thế nào thì chúng ta sống đúng như pháp...
-
Hành trì học giới
nghĩa là một hành giả tu theo Phật Giáo thì phải thông hiểu giới luật. Muốn thông hiểu giới luật thì phải học giới luật. Trong mỗi giới luật đều chia làm bốn phần: 1- Giới cấm 2- Giới hạnh 3- Giới đức 4- Giới hành.Giới cấm là một điều...
-
Bồ Tát giới
Đại thừa chế ra Bồ Tát giới để cho hàng cư sĩ thọ giới Bồ Tát làm việc từ thiện, giúp mọi người cúng bái, tế lễ. Đó là một hình thức của Bà La Môn giáo.
-
Pháp trí
là sự hiểu biết thông suốt chánh Phật pháp bằng trí tuệ, là trí tuệ hiểu biết về các pháp sinh, già, bệnh, chết là khổ. Pháp trí thấu hiểu các pháp đều vô thường, trên thế gian không có một vật gì thường hằng nhờ đó không còn chấp...
-
Pháp Trí và Tùy Trí
Pháp Trí là sự hiểu biết thông suốt chánh Phật pháp bằng trí tuệ, còn Tùy Trí là pháp tu tập Dẫn Tâm Vào Đạo nhờ có tu tập dẫn tâm như vậy thì Ngũ Triền cái và Thất Kiết Sử sẽ bị đoạn trừ tận gốc. Trên bước đường...