Gợi ý
-
Không tham lam trộm cắp
là “Giới Đức Buông Xả”. Người tu sĩ cũng như những người cư sĩ tại gia cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này. Người có đức buông xả là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản.Làm ra của cải bằng mồ...
-
Không trộm cắp
Tiền bạc, châu báu ngọc ngà, thức ăn vật uống v.v... của người, nếu người không cho không được tự nhiên lấy, nếu lấy thành trộm cướp.
-
Không uống rượu
Không được uống các thứ rượu mạnh, nhẹ, không nên hút thuốc lá, thuốc lào và ác thứ nghiện ngập khác như chè, cà phê, trầu cau, v.v... Không uống rượu là “Giới Đức Minh Mẫm”. Một người được gọi là có Đức Hạnh Minh Mẫn Sáng Suốt thì không...
-
Không Vô Biên Xứ Tưởng
đức Phật đến thọ giáo với Ngài Alara Kalama, và được hướng dẫn, chẳng bao lâu sau đức Phật đã chứng nhập được tận tường Không Vô Biên Xứ Tưởng nhưng vẫn thấy tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn nguyên vẹn nên đức Phật đến từ giã Ngài Alara...
-
Không vô biên xứ tưởng định
là loại định không vô biên xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.
-
Không vọng ngữ
là “Giới Đức Chân Thật” để đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho cả hai. Người không nói dối là một con người thật là người. Vọng ngữ thuộc về khẩu nghiệp, nên chỉ loài người mới mắc tội vọng ngữ.Người không vọng ngữ là người tạo...
-
Khổ
Khổ (12Duyên) là những nỗi buồn, lo lắng, sợ hãi, thương ghét, giận hờn, nhớ nhung, mong chờ, v.v... Khổ (ĐạoĐức.2)là chân lý thứ nhất của loài người. Trạng thái khổ đau của con người gồm có bốn khổ gốc: sanh, già, bệnh, chết.Do mọi người đều chấp nhận “khổ”...
-
Khổ hạnh
không mang lại sự giải thoát mà còn làm thêm khổ đau.
-
Khổ khổ
là cái khổ chồng chất lên cái khổ; bản thân đã là khổ mà hoàn cảnh chung quanh lại đè lên bao cái khổ khác: đó là khổ khổ.
-
Khổ là duyên của Lòng tin
Khổ là những nỗi buồn lo lắng sợ hãi thương ghét giận hờn, nhớ nhung, mong chờ, v.v... Tất cả những điều đó gọi chung là Khổ.
-
Khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng
Khi ở trong trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì quan sát thân, thọ, tâm pháp, thấy có niệm này hay niệm khác của năm dục trưởng dưỡng khởi lên thì biết rằng tâm ái dục chưa đoạn diệt. Khi biết rõ như vậy thì hãy...
-
Kham nhẫn
Kham là chịu đựng; nhẫn là nhịn nhục. Kham nhẫn có nghĩa là nhịn nhục chịu đựng bất cứ một ác pháp nào xảy đến. Kham nhẫn có nhiều đối tượng như: thời tiết nóng lạnh, đói khát, ruồi muỗi, mạ lỵ, phỉ báng; các cảm thọ đau đớn, nhức...
-
Khắc phục tham ưu
có nghĩa là làm cho sự ưu phiền trên thân thọ, tâm và pháp không còn đau khổ, phiền não nữa. Do đẩy lui tất cả những sự đau khổ và phiền não trên thân tâm của chúng ta, nên gọi là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
-
Khẩu ác hạnh
là lời nói ác, lời nói hung dữ; khẩu ác hạnh còn có nghĩa là ăn, uống, hút, chích vào thân những thực phẩm độc ác như tiết canh, óc khỉ, rượu, thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, xì ke, ma túy, v.v... Khẩu ác hạnh có hai phần: -...
-
Khẩu ác hạnh về ăn uống
có bốn: 1- Ăn thịt chúng sanh, 2- Ăn những chất độc vào thân, 3- Uống rượu, uống máu tươi, 4- Hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện.
-
Khẩu ác hạnh về lời nói
có tám: 1. Lời nói dối, 2. Lời nói hung dữ, 3. Lời nói xấu người, 4. Lời nói vu khống người, 5. Lời nói thêm bớt, lời nói thêu dệt, 6. Lời nói lật lọng, 7.Lời nói mỉa mai, 8. Lời nói móc họng.
-
Khẩu đầu thiền
là loại thiền miệng, loại thiền chẳng làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi được
-
Khẩu hành
là những hành động nơi miệng, sự hoạt động của miệng. Sự hoạt động của miệng có hai phần: Ăn và Nói. Miệng nói ra những điều thiện; thường nói ra những lời nói ôn tồn, êm ái và nhẹ nhàng, không nói lời hung dữ, không nói dối, không...
-
Khẩu hành nghiệp
là miệng nói một việc gì,
-
Khẩu hành thanh tịnh
là hằng ngày mỗi khi nói ra điều gì, đều phải tránh nói ra lời ác, luôn nói lời thiện, tức là nói ra lời nói không làm khổ mình, khổ người. Về phần ăn uống cũng phải đúng cách, có điều độ, không được ăn uống phi thời, tránh...