Gợi ý
-
Nhãn tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo thấy mọi vật cách xa ngàn dặm, còn gọi là thiên nhãn tưởng thông.
-
Nhân
là con người;
-
Nhân ác
là sự hoạt động thân, miệng, ý của chúng ta hành động ác đem lại sự bất công, bất an, đau khổ, v.v... cho sự sống của chúng ta và của vạn vật sinh linh trên hành tinh này. Chính những hành động ác đó của chúng ta tạo ra...
-
Nhân bản
là hành động thân, miệng, ý của con người tạo ra nên gọi là nhân bản, tức là những hành động có gốc nơi thân người.
-
Nhân cách tương đối
là con người xứng đáng với danh nghĩa con người, nghĩa là phải sống có nghĩa cử lòng nhân, có tình cảm lương tri, có ý thức sáng suốt. Giáo lý Nhân cách tương đối nhắm vào toàn diện đời sống của con người (sanh y).tức là: - 1) Hóa...
-
Nhân cách viên mãn
là thành tựu “Tri giác Vô thượng” (đoạn sạch tham sân si ác pháp, làm chủ sanh, lão, bịnh, tử – Tâm vô lậu, sống thanh thản an lạc – Tứ vô lượng tâm đầy đủ.
-
Nhân điện tưởng
là người dùng tưởng uẩn điều khiển điện lực trong thân người.
-
Nhân quả
theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Nếu lấy một hạt cam (là nhân) gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam (là quả), cây cam lớn lên cho ta những quả cam...
-
Nhân quả cận tử nghiệp báo
Nghiệp báo cận tử nghiệp lúc người sắp lâm chung hiện ra rất rõ bằng trong giấc mộng, bằng những hình ảnh do tưởng uẩn hiện ra. Ví dụ 1: Một người đồ tể thường giết trâu bò chó gà heo dê khi sắp chết thấy chúng đến cắn xé...
-
Nhân quả hiện kiếp
tức là do hành động thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả trong hiện tại.
-
Nhân quả hiện tại nghiệp báo
muốn được lúa phải cày bừa gieo mạ; muốn giàu sang phải bố thí; muốn sống lâu phải làm lành; muốn được trí tuệ phải học hành nghiên cứu … giết sinh mạng cứu sinh mạng làm cho người tiến mau đến cõi chết, tức là tự giết mình, đau...
-
Nhân thiện
là sự hoạt động thân, miệng, ý của chúng ta hành động thiện đem lại sự no ấm, an ổn, yên vui, hạnh phúc, … cho sự sống của mình và của vạn vật sinh linh trên hành tinh này.
-
Nhân thừa
là Thọ Tam Quy và Trì Ngũ Giới.
-
Nhân từ
Nhân là con người; từ là lòng yêu thương.
-
Nhân tướng của hành thọ
là sự tăng giảm hoạt dụng cảm nhận, cảm giác, khinh an, hỷ lạc, thanh thản, thoái mái, hoặc đau nhức, khó chịu và sự rung động trong nội ngoại của thân.
-
Nhân tướng ngoại của tâm
là những tướng trạng khởi lên trong đầu chúng ta đang giải quyết một vấn đề gì trong hiện tại. Kinh sách Đại Thừa gọi là vọng tưởng, Thiền Đông Độ gọi là niệm thiện niệm ác, kinh sách Nguyên Thủy gọi là nhân tướng ngoại của tâm hay còn...
-
Nhân tướng nội của thọ
là cảm thọ hành bên trong, hay nói cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc, khinh an và đau nhức bên trong của thân.
-
Nhân tướng ngoại của thọ
là sự cảm thọ bên ngoài, hay nói một cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc khinh an và đau nhức bên ngoài của thân.
-
Nhân tướng nội của các pháp
là hình trạng và tính chất bên trong của các pháp. Các pháp nghĩa là vạn vật trong thế gian, là tất cả vạn hữu có hình tướng hoặc không hình tướng. Ví dụ: thân ta là một pháp, cái nhà là một pháp, bàn, ghế, tủ, giường, cây, cỏ,...
-
Nhân tướng nội của tâm
là những niệm vi tế. Nhân tướng nội của tâm là những hình tướng của tâm khởi hiện bên trong thân. Niệm vi tế là những niệm khởi lên trong đầu chúng ta, phản ảnh được tâm trạng của chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thể hiện...