Gợi ý
-
Nhất tâm
là “tâm ly dục ly ác pháp”. Giới là pháp môn ly dục ly ác pháp, vì thế khi tâm ly dục ly ác pháp thì tâm nhập Bất Động Tâm Định. Bất Động Tâm Định không phải chỉ biết hít vô thở ra không có vọng tưởng.Khi tâm bất...
-
Nhận đạo Thánh Hiền quyết dứt hết gốc khổ
Thánh là người đã sống trọn vẹn đức hạnh nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người; Hiền là người đang tập sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. “Nhận đạo Thánh hiền quyết dứt hết...
-
Nhận sự cúng dường đúng chánh pháp
thì không được nhận tiền, bạc, vàng, châu báu, y áo vải hàng tốt đẹp mà phải bằng vải hàng thô xấu.
-
Nhập định
là khi nào tâm hết tham, sân, si; phải tu tập Tứ Chánh Cần trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, để xả tâm ly dục ly ác pháp và từ bỏ từng niệm tham, sân, si, mạn, nghi chứ không phải ngồi kiết già cho hết niệm khởi.Hằng...
-
Nhập định an trú
thì hơi thở nhẹ nhàng không phát ra tiếng động, thân bất động không giựt mình, nếu người không tu tập hoặc tu tập mà chưa nhập vào sức tỉnh thức cao thì khó phân biệt người ngủ và người an trú. Cho nên thấy ai ngồi bất động đều...
-
Nhập định của Phật giáo
là tu tập để được an trú trong tầm thiện. Phương pháp thứ nhất: Khi trong thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta có ác pháp xâm chiếm, thì phải tác ý một tướng khác tướng ác đó, tức là một tướng thiện, tướng thiện là một tướng đi ngược...
-
Nhập được vào Tứ thiền
khi ấy thân và tâm trở thành bất động trước các pháp, vì lúc đó đã an chỉ tất cả hành, viễn ly tất cả ý. Nhập được vào trạng thái này, chúng ta không còn tham ái nữa. An trú vững chắc trong Tứ thiền, hành giả hướng tâm...
-
Nhập lưu
là nhập vào dòng Thánh, là nhập vào giới luật làm tâm bất động, chừng nào giới luật là mình, mình là giới luật, chừng đó mới được gọi là vào dòng Thánh. Nếu tâm không bất động thì chưa nhập lưu. Nếu xem giới luật là chiếc bè sang...
-
Nhập Nhị Thiền
Sau khi nhập xong Sơ Thiền, xuất ra khỏi Sơ Thiền liền về trạng thái tâm vô lậu. Khi ở trong trạng thái tâm vô lậu liền dùng câu Trạch Pháp Giác Chi: “diệt tầm tứ chứng và trú Thiền Thứ Hai (nhập Nhị Thiền) một trạng thái hỷ lạc...
-
Nhập Sơ thiền
Khi thành tựu pháp môn Tứ Niệm Xứ thì ngay trên trạng thái tâm vô lậu của Tứ Niệm Xứ đã tìm thấy Tứ Thần Túc. Khi có Tứ Thần Túc liền dùng ngay câu Trạch Pháp Giác Chi: “Tâm ly dục ly ác pháp chứng và trú thiền Thứ...
-
Nhập Tam Thiền
Sau khi nhập xong Nhị Thiền, liền xuất ra khỏi Nhị Thiền bằng Định Như Ý Túc và trở về trạng thái tâm vô lậu. Khi ở trạng thái tâm vô lậu liền dùng Trạch Pháp Giác Chi: “Ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác thân cảm nhận sự...
-
Nhập Tứ Thiền
phải dùng Định Như Ý Túc là phải sử dụng Trạch Pháp Giác Chi: “Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh”. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu và xả niệm thanh...
-
Nhẫn nhục
làm vui lòng mọi người, không chống trái với nhau.
-
Nhị Thiền
diệt tầm tứ bằng cách dùng pháp hướng tâm Tứ Thần Túc theo đường dây hơi thở, theo như phương pháp Đức Phật đã dạy: “Muốn nhập Nhị Thiền thì định niệm hơi thở khéo tác ý”. Khi nhập Nhị Thiền thì miệng không còn ăn và nói chuyện, có...
-
Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền
thuộc về định của bậc Thánh.
-
Nhĩ căn
là lổ tai.
-
Nhĩ thức
là cái biết của lổ tai.
-
Nhĩ trần
là âm thinh của vạn vật mà tai nghe được.
-
Nhĩ tưởng
là cái nghe âm của tưởng uẩn không phải bằng nhĩ thức (nhục nhĩ) của chúng ta.
-
Nhĩ tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo, nghe âm thanh xa ngàn dặm còn gọi là thiên nhĩ tưởng thông.