Gợi ý
-
Nhiếp hộ sáu căn
là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, đừng để cho sáu căn chạy theo sáu trần. sáu căn chạy theo sáu trần tức là tâm phóng dật. Trước khi tu tập thì bạn còn lao động làm việc này, việc nọ, nhưng khi đã tu tập, mà bạn...
-
Nhiếp phục
là thu phục làm cho phục tùng; làm cho đầu hàng; làm cho không còn chướng ngại pháp và ác pháp nữa; làm cho không còn phá phách; làm cho không còn đau khổ; làm cho không còn phiền não; làm cho không còn giận hờn tham, sân, si, mạn,...
-
Nhiếp phục bệnh
tức là tác ý ngay bệnh đau đó ra khỏi thân tâm, như đức Phật đã dạy: “Tác ý một tướng khác thì tướng kia bị diệt”. Tác ý đuổi bệnh ra khỏi thân, cơn đau giảm từ từ, đó không phải là tưởng.
-
Nhiếp phục mọi tham ái ưu bi trên đời
là làm cho mọi sự ham muốn, sầu khổ và bệnh tật khổ đau trên cuộc đời này không còn nữa. Như vậy các bạn biết rằng năm cụm từ này là để chỉ cho một phương pháp làm chủ những sự đau khổ của kiếp người tức là làm...
-
Nhiếp phục sợ hãi và hận thù
bằng năm giới cấm là năm phương pháp cơ bản nhất của Phật giáo để ra khỏi mọi sự khổ đau vì sợ hãi và hận thù: 1.- “Đoạn tuyệt sát sanh, 2.-“Đoạn tuyệt lấy của không cho, 3.- “Đoạn tuyệt sống tà hạnh trong các dục vọng, 4. “Đoạn...
-
Nhiếp phục tâm
Khi tâm có điều gì khiến tâm khởi tham, sân, si thì quyết định dừng lại một cách kiên cường dũng mãnh, không để một phút giây tham, sân, si trong tâm mình tác động.
-
Nhiếp tâm và an trú tâm
là không còn có một niệm nào xen vào trong hơi thở, và lúc bấy giờ tâm chỉ duy nhất biết có hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu. Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và...
-
Nhiệt tâm
là làm tích cực hết sức của một người quyết chí đi tìm đường giải thoát, nếu người quyết chí đi tìm đường giải thoát mà không có nhiệt tâm thì sự tu hành chỉ hoài công vô ích mà thôi. Không có nhiệt tâm thì đừng nên tu theo...
-
Như chơn
nghĩa là Tâm bất động. Tâm bất động là thiền định.
-
Như Lai
một danh hiệu của đức Phật, có nghĩa là vì theo con đường như thật đi tới mà thành Chánh Giác. Như Lai cũng có nghĩa là bậc tu hành đã xong, không còn tái sinh trở lại cuộc đời này nữa tức là đã làm chủ sinh, tử và...
-
Như lý cầu tài
là tùy điều kiện phải làm việc siêng năng cần mẫn, tạo dựng sản nghiệp tiền của một cách hợp lý, hợp đạo. Phụ vào điều nầy có hai điều: - Phải học biết nghề nghiệp - Phải chi tiêu hợp lý. Sự chi tiêu tài sản gọi là hợp...
-
Như Lý Tác Ý Dẫn Tâm Vào Đạo
là pháp môn dẫn tâm vào Đạo. Như Lý Tác Ý Dẫn Tâm Vào Đạo là một phương pháp để làm chủ Sanh, Già, Bệnh, Chết. Nếu một người chịu khó tu tập một thời gian, khi pháp này đã trở thành một Năng Lực Của Ý Thức thì tất...
-
Như lý tác ý năm thủ uẩn
là pháp môn Tứ Niệm Xứ đạt được tâm định tỉnh nhu nhuyễn, dễ sử dụng; tu tập như vậy sẽ chứng từ quả Dự Lưu đến quả A La Hán. Nếu không có pháp như lý tác ý thì sẽ tu thiền định tưởng của ngoại đạo, chứ không...
-
Năm bộc lưu
Bộc lưu là dòng thác; dòng thác là chỉ cho sức mạnh của nước từ trên cao đổ xuống khó có ai vượt qua. Năm bộc lưutức là năm dòng thác: 1- Dục bộc lưu là dòng thác dục tức là sức mạnh của lòng tham muốn.2- Hữu bộc lưu...
-
Những bức tâm thư
Bộ sách hai tập, góp nhặt từng bức tâm thư của Thầy gửi về tu viện, gồm những lời khuyên dạy bảo tu tập của Thầy theo đúng chánh pháp của đức Phật, nói lên đạo đức nhân bản – nhân quả hiếu sinh, một đạo đức tình thương đa...
-
Năm căn
là năm cội gốc vững chắc trên đường tu tập đi đến giải thoát hoàn toàn. Năm căn gồm có: 1/ Tín căn 2/ Tấn căn 3/ Niệm Căn 4/ Định căn 5/ Tuệ căn.
-
Những gì thông suốt cần phải thông suốt
là người phật tử phải thông suốt giới luật đức hạnh của Phật giáo, hiểu biết thông suốt liễu tri ngũ uẩn (là các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều là các pháp vô thường, để tâm không dính mắc chấp trước, vì nhờ thông suốt liễu tri như...
-
Năm điều kiện để có thể tu tập đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn
Trong thời đức Phật còn tại thế có dạy rằng: “Một người tu tập theo Phật giáo phải hội đủ năm điều kiện mới có thể tu tập đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn”: 1/ Lòng tin. 2/ Ít bệnh.3/ Không gian trá. 4/ Tinh tấn siêng năng....
-
Những gì tu tập cần phải tu tập
là những pháp môn cần phải tu tập mà đức Phật đã dạy.
-
Năm đối tượng dục lạc
là 1- Danh, quyền thế, chức vị, ngôi cao, lời khen tặng, lời ca ngợi... 2- Tiền bạc, của cải, tài sản, vật chất... 3- Sắc dục, phụ nữ. 4- Ăn uống. 5- Ngủ nghỉ.