Gợi ý
-
Hành là duyên của Nghiệp
Hành là sự hoạt động của Thân, Tâm và Tưởng, nếu thân tâm và tưởng không hành theo con đường giải thoát của Phật giáo mà hành theo tham ái thì đó là sự hoạt động không sáng suốt, thường đem đến sự đau khổ vô cùng vô tận.
-
Hành pháp
là làm hoặc sống đúng theo lý của giáo pháp đã dạy, để tập luyện trau dồi thân tâm. Hành pháp thì có lợi ích thiết thực, đi đến diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, đầy đủ đạo đức nhân quả không làm khổ mình khổ người,...
-
Ý hành nghiệp
là ý suy nghĩ một điều gì.
-
Niệm thân, thọ, tâm, pháp
là luôn luôn quan sát để ý trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp, hễ khi thấy có chướng ngại pháp nào trên bốn chỗ này thì phải tìm mọi cách đẩy lui chúng ra khỏi bốn chỗ này, nhờ tu tập như vậy mà tâm được giải thoát...
-
Hành tướng của các pháp
là sự hoạt động của các pháp.
-
Thiện pháp
là giới luật, là Phạm hạnh, là đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Thiện pháp là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ tâm bất động thì đó là điều toàn thiện, rất thiện,...
-
Thiện pháp chuyển hóa ác pháp
Ví dụ: Người ta chửi mình, mình không chửi lại, đó là lấy thiện pháp chuyển ác pháp. Biết nhẫn, và biết vui lòng trước nghịch cảnh của nhân quả nên mọi việc đều trở lại an ổn bình thường, đó gọi là lấy thiện pháp chuyển ác pháp.
-
Đi trong thiện pháp
là đi không dậm đạp lên chúng sanh, là đi trong tâm ly dục ly ác pháp. Đi biết mình đi là biết từng bước đi của mình, biết rõ ràng khi dỡ chân lên cũng như lúc để chân xuống, tâm tỉnh thức theo dõi từng hành động của...
-
Tứ Nhiếp Pháp
là bốn pháp môn của kinh sách phát triển dùng để khuyến dụ và lôi cuốn những người khác theo tôn giáo của mình.
-
Thuyết pháp
chỉ là lời nói, lý luận suông mà thôi. Thuyết pháp dần dần đi đến nuôi lớn ngã mạn, kiêu căng tự đắc, cố chấp dính mắc chạy theo tâm ham muốn danh lợi thế gian và chìm đắm trong dục lạc vật chất, nhưng tâm họ khéo lý luận...
-
Hân hoan liên hệ đến pháp
là trạng thái niềm vui mừng khởi lên trong ta do ta tin tưởng vào pháp Phật. Khi ta vui mừng thích thú sống như Phật và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm...
-
Thừa kế của nghiệp
tức là nghiệp sanh ra chúng ta ra.
-
Ly ác pháp
là lìa xa, không làm theo các pháp ác, ngăn chặn các pháp ác không cho xâm chiếm vào tâm. (Trích Thiền Căn Bản 1) Trước khi bắt tay vào việc tu tập cụ thể ly ác pháp ở phần II của Giai đoạn I này thì phải tu tập...
-
Ly bất thiện pháp
lìa tất cả các ác pháp làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, không làm theo những điều ác. Thường tỉnh giác sáng suốt nhận ra từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng hành động việc làm, từng ý niệm khởi lên, nếu xét thấy làm...
-
Từ bỏ tài sản, của cải, nhà cửa, sự nghiệp
là buông xả vật chất thế gian, không còn một thứ gì ngoài ba y một bát để tâm trí không còn lo lắng, hối tiếc, sợ hư hao, sợ mất mát, lửa cháy, nước trôi, trộm, cướp, người khác tranh giành, v.v... Người đi tu mà không dứt bỏ...
-
Ly dục ly ác pháp
là Tu tập Định Vô Lậu, diệt ngã xả tâm, quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, trau dồi tâm từ, bi, hỷ, xả của mình khiến cho thân tâm thanh tịnh, nhập được các loại Thiền định, làm chủ được sự sống chết luân hồi, chứ...
-
Tự nói diệt trách pháp
là tự nói lỗi mình để cho sự rầy rà chấm dứt.
-
Ly dục ly bất thiện pháp
là “Tứ Chánh Cần”. Người mới tu tập phải dùng tri kiến giải thoát để hằng ngày ly dục ly bất thiện pháp. Người nào siêng năng trong từng phút, từng giây ly dục ly bất thiện pháp thì người ấy luôn luôn ở trong tâm bất động.Tâm luôn luôn...
-
Thực hành Tu tập
là làm theo phương pháp đã dạy, phương pháp dạy như thế nào thì làm đúng như thế nấy. Nghĩa của thực hành là biến ra hành động theo đúng lời dạy không làm sai. Tu tập có nghĩa là sửa đổi tâm tánh, thiện xảo trong các pháp thực...
-
Ngăn ác diệt ác pháp và ly dục ly ác pháp
tẩy sạch tâm tư khỏi các chướng ngại pháp.