Gợi ý
-
Thiện pháp chuyển hóa ác pháp
Ví dụ: Người ta chửi mình, mình không chửi lại, đó là lấy thiện pháp chuyển ác pháp. Biết nhẫn, và biết vui lòng trước nghịch cảnh của nhân quả nên mọi việc đều trở lại an ổn bình thường, đó gọi là lấy thiện pháp chuyển ác pháp.
-
Tâm bi
là lòng thương xót tất cả chúng sanh. Lòng bi đối trị tâm hãm hại. Do lòng thương xót thấy mọi vật đau khổ, tàn héo, khô cằn, đang rên la kêu khóc, đang quằn quại rên rỉ khiến ta cầm lòng không được, nên bỏ qua tất cả lỗi...
-
Tu Thập Thiện
Thập Thiện là con đường đưa nhơn loại đến nơi hạnh phúc chân thật, và giúp con người thoát cảnh thường tình thế gian. Thập Thiện rèn luyện con người trở thành người tốt cho xã hội hiện nay và mai sau, giúp tâm tánh con người thành điềm đạm,...
-
Thiện Thệ
nghĩa là bậc đã tu tập hoàn thành con đường Bát Chánh Đạo, bậc đã làm xong các hạnh lành, không còn trở lui về ác pháp và cuộc đời này nữa. Thiện Thệ còn gọi là “Thánh hạnh tự tại sinh tử”.
-
Tâm bị dục tham ám ảnh
là lòng tham muốn hiện ra lởn vởn trong trí day dứt không yên.
-
Tu theo đạo Phật
phải hiểu rằng: Tu là phải xả tâm, có nghĩa là ly dục ly ác pháp. Đức Phật đã nói: “Ta nói giới luật, tức là nói ly dục, ly ác pháp”. Chỉ có người sống đúng giới luật thì mới ly dục, ly ác pháp được.
-
Thiện tuệ của Phật Giáo Nguyên Thủy
là nói tri kiến giải thoát, nói rõ nghĩa hơn nó là Chánh tư duy, là sự suy tư để lìa xa, từ bỏ, hay yểm ly tham, sân, si, mạn, nghi, v.v…
-
Tâm bị dục tham ám ảnh, bị dục tham chi phối
là khi ngồi lại một mình nơi thanh vắng thì lòng tham muốn khởi lên day dứt, tác động điều khiển sai khiến chúng ta làm theo ý muốn của tâm, làm cho ta mất tự chủ. Người đời không biết tu hành nên dễ bị tâm tham dục sai...
-
Tu Tứ Niệm Xứ
tu Tứ Niệm Xứ thì ngồi kiết già quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp, thấy có chướng ngại gì trên đó thì tác ý xả bỏ, tác ý chừng nào chướng ngại pháp đó rời khỏi bốn chỗ đó mới thôi. Khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ...
-
Thiệt căn
là lưỡi.
-
Tâm Bị Động
Khi tâm Bị Động thì chúng ta phải chịu biết bao nhiêu sự khổ đau. Không làm chủ được tâm tham, sân, si, mạn, nghi thì muôn ngàn ác pháp bên ngoài tấn công vào thân tâm khiến tâm Bị Động. Khi tâm Bị Động thì tâm có niệm.
-
Tu Tuệ
là trí tuệ do tu tập thiền định mà có, còn gọi là Trí Tuệ Vô Sư Tam Minh; gọi tắt là Trí Tuệ Vô Lậu. Đây là trí tuệ siêu đẳng, viên mãn, thành tựu đạo giải thoát của đức Phật. Nó được khai mở khi nhập Tứ Thiền,...
-
Thiệt thức
là cái biết của lưỡi.
-
Tâm bị hôn trầm, thùy miên, vô ký
thì phải tu tập pháp Thân Hành Niệm.
-
Tư duy
là sự suy nghĩ.
-
Thiệt trần
là vị của vạn vật. (Vị cay, đắng, ngọt, bùi,…).
-
Tâm câu hữu
là “tâm tập hợp” hay “tâm kết hợp”. Tập hợp hay kết hợp có nghĩa là tập hợp hay kết hợp pháp này với pháp kia.
-
Thiệt tưởng
là cái nếm mùi vị của tưởng uẩn không phải bằng thiệt thức (nhục thiệt) của chúng ta.
-
Tâm câu hữu với lòng từ
là đem tâm kết hợp với lòng yêu thương. Pháp môn của Phật dạy thường hay có sự kết hợp các pháp môn khác lại để trở thành một pháp môn độc đáo, khi tấn công vào giặc sanh tử với pháp môn ấy thì chúng đành phải bị tiêu...
-
Tứ Bất Hoại Tịnh
là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, là bốn đối tượng gương hạnh thanh tịnh của Đạo Phật. Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, tức là sự giải thoát của đạo Phật.Sự giải thoát của...