Gợi ý
-
Tâm bi
là lòng thương xót tất cả chúng sanh. Lòng bi đối trị tâm hãm hại. Do lòng thương xót thấy mọi vật đau khổ, tàn héo, khô cằn, đang rên la kêu khóc, đang quằn quại rên rỉ khiến ta cầm lòng không được, nên bỏ qua tất cả lỗi...
-
Tâm bị dục tham ám ảnh
là lòng tham muốn hiện ra lởn vởn trong trí day dứt không yên.
-
Tâm bị dục tham ám ảnh, bị dục tham chi phối
là khi ngồi lại một mình nơi thanh vắng thì lòng tham muốn khởi lên day dứt, tác động điều khiển sai khiến chúng ta làm theo ý muốn của tâm, làm cho ta mất tự chủ. Người đời không biết tu hành nên dễ bị tâm tham dục sai...
-
Tâm Bị Động
Khi tâm Bị Động thì chúng ta phải chịu biết bao nhiêu sự khổ đau. Không làm chủ được tâm tham, sân, si, mạn, nghi thì muôn ngàn ác pháp bên ngoài tấn công vào thân tâm khiến tâm Bị Động. Khi tâm Bị Động thì tâm có niệm.
-
Tâm bị hôn trầm, thùy miên, vô ký
thì phải tu tập pháp Thân Hành Niệm.
-
Tâm câu hữu
là “tâm tập hợp” hay “tâm kết hợp”. Tập hợp hay kết hợp có nghĩa là tập hợp hay kết hợp pháp này với pháp kia.
-
Tâm câu hữu với lòng từ
là đem tâm kết hợp với lòng yêu thương. Pháp môn của Phật dạy thường hay có sự kết hợp các pháp môn khác lại để trở thành một pháp môn độc đáo, khi tấn công vào giặc sanh tử với pháp môn ấy thì chúng đành phải bị tiêu...
-
Tâm Chân Như
là tâm chẳng niệm thiện, niệm ác. Tâm chẳng niệm, thiện niệm ác là tâm không niệm. Tâm không niệm là tâm chẳng có ích lợi gì cho đời sống tu hành giải thoát của mình. Tâm Chân Như khi xả ra, trở lại tâm bình thường thì tham, sân,...
-
Tâm chủ động điều khiển sắc ấm
là tâm điều khiển vượt qua sáu trạng thái tưởng ấm: sắc tưởng, thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
-
Tâm chủ động điều khiển Thức ấm
là tâm xả Hành ấm.
-
Tâm chưa thuần thục
Ở đây đức Phật muốn nói giới luật chưa nghiêm chỉnh, tâm chưa ly dục ly ác pháp.
-
Tâm có định
Khi tâm bất động không còn niệm vọng tưởng và hôn trầm thùy miên vô ký xen ra, xen vô. Tâm có định sẽ có một niềm vui an lạc; tâm có định thì thân tâm phải nhẹ nhàng và an ổn; có duyên của LẠC là phải có duyên...
-
Tâm có Định lực
là tâm diệt Thọ ấm.
-
Tâm có nội lực
là tâm chủ động điều hành Thọ ấm.
-
Tâm diệt tầm ác
là tâm dừng được sáu thức.
-
Tâm diệt Thọ ấm
là tâm điều khiển Thức ấm.
-
Tâm diệt tứ
là tâm nhập Nhị Thiền.
-
Tâm dừng được sáu thức
là tâm diệt tứ.
-
Tâm điều hành Thọ ấm
là tâm có Định lực.
-
Tâm điều khiển vượt qua sáu trạng thái tưởng ấm
là tâm ly hỷ.