Gợi ý
-
Thiền tưởng
Người tu tập thiền định sai pháp lọt vào thiền tưởng thì không thực hiện được Tam Minh. Cho nên người tu theo Đại thừa, Thiền tông Mật tông, Tịnh độ tông, thiền yoga, thiền vô vi, thiền xuất hồn v.v… không thể nào chứng quả A La Hán và...
-
Thiền xả tâm
một thứ thiền tu hành bất cứ trong oai nghi nào cũng đều giữ gìn thân được khinh an, an lạc và tâm được thanh thản và vô sự. Thiền xả tâm là tu hành giữ gìn giới luật. Do giữ gìn giới luật nên tâm tham, sân, si, mạn,...
-
Thiện hữu tri thức
là người đã tu tập xong, là những bậc tu chứng: thứ nhất là chứng Giới luật; thứ hai là chứng Thiền định; thứ ba là chứng tuệ Tam Minh. Bậc thiện hữu tri thức là người không những học thức thông suốt giáo pháp mà còn tu hành chứng...
-
Thiện pháp
là giới luật, là Phạm hạnh, là đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Thiện pháp là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ tâm bất động thì đó là điều toàn thiện, rất thiện,...
-
Thiện pháp chuyển hóa ác pháp
Ví dụ: Người ta chửi mình, mình không chửi lại, đó là lấy thiện pháp chuyển ác pháp. Biết nhẫn, và biết vui lòng trước nghịch cảnh của nhân quả nên mọi việc đều trở lại an ổn bình thường, đó gọi là lấy thiện pháp chuyển ác pháp.
-
Thiện Thệ
nghĩa là bậc đã tu tập hoàn thành con đường Bát Chánh Đạo, bậc đã làm xong các hạnh lành, không còn trở lui về ác pháp và cuộc đời này nữa. Thiện Thệ còn gọi là “Thánh hạnh tự tại sinh tử”.
-
Thiện tuệ của Phật Giáo Nguyên Thủy
là nói tri kiến giải thoát, nói rõ nghĩa hơn nó là Chánh tư duy, là sự suy tư để lìa xa, từ bỏ, hay yểm ly tham, sân, si, mạn, nghi, v.v…
-
Tính chất thiện pháp
là nền đạo đức nhân quả thiện, chẳng làm khổ mình khổ người mà Đức Phật đã triển khai thành một pháp hành để thực hiện Thiền định, đó là “Tứ Chánh Cần”, cũng chính từ gốc pháp môn này, mới làm chủ sự sanh tử, luân hồi.
-
Siêng năng suy tư các thiện pháp
là không được suy tư các ác pháp. Phải suy tư đúng nhân quả thiện ác, không được suy tư đúng sai, phải trái. Khi suy tư đúng sai, phải trái thì chính mình không thương mình, thương người. Không thương mình, thương người thì khổ đau sẽ đến ngay...
-
Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành
nghĩa là: Các Pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện. Hai câu này là chỉ cho pháp hành, tức là gieo nhân thiện, diệt nhân ác. Gieo nhân thiện diệt nhân ác tức là hằng ngày phải sống bằng những hành động thiện.Sống bằng những hành động...
-
Chư Thiên tăng thì con người giảm, chư thiên giảm thì con người tăng
có nghĩa là từ trường thiện tăng thì từ trường ác giảm, từ trường ác tăng thì từ trường thiện giảm. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn nhân quả thiện tăng thì nhân quả ác giảm, nhân quả ác tăng thì nhân quả thiện giảm.So sánh luật nhân quả...
-
Kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông
những loại kinh sách giả hiệu Phật giáo, không phải là Phật thuyết mà do kiến giải của các tổ viết ra, được kết tập bởi những người tu hành chưa chứng đạo, một tạng kinh xô bồ không biết bài kinh nào tu trước, bài kinh nào tu sau,...
-
Nghiệp thiện vô lậu
là vô nghiệp. Nghiệp lành của Phật, và đệ tử của đức Phật.
-
Gieo nhân thiện, diệt nhân ác
là hằng ngày phải sống bằng những hành động thiện, tức là luôn suy nghĩ những điều thiện và ngăn chặn những ý niệm điều ác; luôn nói những lời lành và ngăn chặn những lời nói ác; luôn làm những việc lành và ngăn chặn làm những việc ác.
-
Không gián đoạn thiền định
khi người mới bắt đầu tu để nhập Sơ Thiền thì làm gì có thiền định để không gián đoạn thiền định. Không gián đoạn thiền định, tức là đức Phật muốn nhắc chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, tức là nương hơi thở xả tâm không gián đoạn:...
-
Thân cận Thiện Hữu Tri Thức
thân cận với những người tu chứng đạo.
-
Tu hành thiền định của đạo Phật
là ở chỗ ngăn ác diệt ác pháp và đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, không phải chỗ ngồi thiền, tụng kinh, bái sám, niệm chú, niệm Phật, v.v… Người tu có đối tượng xả tâm nhanh, còn người tu không có đối tượng kết quả xả tâm...
-
Muốn nhập được thiền định làm chủ sự sống chết
thì thân tâm phải thanh tịnh. Trong thực phẩm động vật vốn có nhiều chất độc và nhiều chất bất tịnh, vì thế người muốn tu tập để thân tâm thanh tịnh và giải thoát hoàn toàn thì phải tránh ăn uống thực phẩm động vật, chỉ nên ăn rau...
-
Không tầm tu thiền định
Biết cách tu tập của pháp Tứ Niệm Xứ thì không cần phải đi tìm pháp tu tập thiền định nào khác nữa.
-
Không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp
Ăn uống ngày một bữa mà từ năm này đến năm khác không bao giờ ăn uống phi thời. Không ăn thịt chúng sanh tức là ăn trường chay, dù có bệnh đau đến chết, dù có sự bắt buộc nào, dù có hoàn cảnh như thế nào nhất định...