Gợi ý
-
Tri kiến giải thoát và đức hạnh
là giới luật của Phật. Cho nên, đức Phật dạy: “Tri kiến ở đâu là giới luật ở đó, giới luật ở đâu là tri kiến ở đó”.
-
Tri kiến thanh tịnh - (là tri kiến giải thoát)
Khi một hành giả sống một đời sống đạo đức thì đạo đức là giới hạnh. Giới hạnh làm cho tri kiến không có khởi ác niệm, không có những hành động ác, không có những lời nói ác. Nhờ thế được xem là tri kiến thanh tịnh tức là...
-
Giải thoát
là tâm phải hết tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Giải thoát là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Sống không làm khổ mình, khổ người; sống ly dục ly ác pháp; sống tâm không phóng dật là giải thoát.Bất cứ pháp nào xâm nhập...
-
Giải thoát của đạo Phật
là chỗ đẩy lui chướng ngại pháp trong thân và tâm. Hằng ngày, từng phút, từng giây siêng năng chuyên cần đẩy lui các chướng ngại pháp làm sao cho tâm không còn bất an. Tâm không còn bất an tức là giải thoát của đạo Phật hay gọi là...
-
Muốn diệt thọ ấm và tưởng ấm
Định Diệt Thọ Tưởng thì phải tịnh chỉ ý hành, ý hành tịnh chỉ thì ý căn phải ngưng hoạt động, ý căn ngưng hoạt động thì cơ thể hoàn toàn giống như người chết.
-
Tỷ tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo ngửi mùi hương xa ngàn dặm, còn gọi là thiên tỷ tưởng thông. Th (T4/5)
-
Tha tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo hiểu biết chuyện quá khứ vị lai của mọi người, còn gọi là tha tâm tưởng thông.
-
Chịu thọ khổ trong cảnh địa ngục tại trần gian
để cho mọi người trông thấy cảnh bịnh tật, khổ đau tận cùng khi tu hành chưa đến nơi, đến chốn, bị tưởng giải mà viết dịch sai ý kinh sách khiến tín đồ Phật giáo hiểu sai kinh điển Phật giáo là tự mình phỉ báng Phật Pháp; Tăng,...
-
Tịnh chỉ hơi thở
Hơi thở là sự hoạt động tự nhiên của thân để tiếp thu thể khí bên ngoài nuôi dưỡng thể khí bên trong. Hơi thở là sự hoạt động nội của thân, là mạng sống của con người. Nghĩa đen của bốn chữ tịnh chỉ hơi thở là: “dùng năng...
-
An trú tâm trong hơi thở
An trú tâm trong hơi thở là để khắc phục những tham ưu trên thân hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là để đẩy lui những bệnh khổ trong thân (cảm thọ) hoặc là để đẩy lui tâm tham, sân, si. (theo phương pháp Định Niệm Hơi Thở)...
-
An trú tâm trọn vẹn trong hơi thở
tức là biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm hơi thở.
-
Tỉnh giác trong từng hơi thở
Phải siêng năng hướng tâm, giữ gìn thân bất động, trụ tâm tại một điểm duy nhất. Từ bắt đầu tọa thiền cho đến xả thiền, phải tỉnh giác hoàn toàn trong hơi thở bằng ý thức, coi chừng rơi vào tưởng thức mà không biết.Khi chưa hướng tâm “An...
-
Diệt cảm thọ
là diệt cả hai ÁI (ái lạc và ái khổ). Khi duyên ái bị diệt thì tâm ham muốn ưa thích không còn. Diệt duyên cảm thọ phải có đầy đủ ý chí và nghị lực, chỉ dành cho người có ý chí dũng mãnh kiên cường, chẳng hề nao...
-
Diệt duyên Cảm Thọ
có hai phương pháp diệt duyên Cảm Thọ: 1- Tâm bất động. 2- An trú tâm trong Hơi Thở bằng Định Niệm Hơi Thở hay pháp Thân Hành Niệm. An trú tâm trong Hơi Thởhoặc bằng tâm bất động, pháp nào hợp với đặc tướng của mình thì tu tập...
-
Nhân tướng của hành thọ
là sự tăng giảm hoạt dụng cảm nhận, cảm giác, khinh an, hỷ lạc, thanh thản, thoái mái, hoặc đau nhức, khó chịu và sự rung động trong nội ngoại của thân.
-
Tu Định Niệm Hơi Thở
ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, hai mắt nhìn xuống chót mũi, kế đó hít vào một hơi thở, chậm, nhẹ, dài. Khi nào hít vào hết thì thở ra cũng chậm, nhẹ và dài để tâm gom lại. Khi thở ra hết thì trở lại hơi thở...
-
Nhân tướng nội của thọ
là cảm thọ hành bên trong, hay nói cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc, khinh an và đau nhức bên trong của thân.
-
Nhân tướng ngoại của thọ
là sự cảm thọ bên ngoài, hay nói một cách khác cho dễ hiểu là sự cảm nhận, cảm giác sự hoạt dụng hỷ lạc khinh an và đau nhức bên ngoài của thân.
-
Tu hơi thở
cần phải tập kỹ, tập hơi thở cho đúng tức là đầu tiên tập nhiếp tâm cho được trong hơi thở, rồi sau đó phải tu tập an trú trong hơi thở cho được. Tu tập cho có chất lượng, không nên tập trung cao. Không được tu lờ mờ,...
-
Thân khinh an, người ấy có cảm giác lạc thọ
người có niềm vui thì thân được nhẹ nhàng an lạc. Khi thân được nhẹ nhàng an lạc thì toàn bộ thân tâm có một cảm giác thọ lạc một cách kỳ lạ mà không thể có từ nào có thể diễn đạt được. Chỉ có người tu tập đến...