Gợi ý
-
Muốn phá tâm trạo hối
phải dùng pháp tự sám hối hoặc phát lồ sám hối; phải dùng trí tuệ tri kiến giải thoát, muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát thì phải dùng Định Vô Lậu quán xét, tức là đặt niệm trạo hối trước mặt quán xét và tư duy cho thấu...
-
Thọ
[Cảm thọ] là các cảm thọ của thân và tâm, cảm giác thích thú, cảm mến, giận hờn, thương ghét. Thọ là các cảm thọ về thân là đau nhức, mỏi; về tâm là buồn phiền, rầu lo thương ghét, giận hờn v.v… nên kinh dạy “Thọ sanh ra ái”.Thọ...
-
Đức Hiếu Sinh
là giữ giới không sát sanh.
-
Thanh tịnh
là trong sạch, không còn nhơ bẩn, không còn uế trược, không còn bất tịnh, không còn hôi thối, v.v… Thanh tịnh là không còn tham muốn, không còn mong cầu, không còn ước mong, không còn dục. Cái gì có là có chứ không mong cầu có.Cái gì không...
-
Vô chứng
là không thấy mình chứng đắc, còn thấy mình chứng đắc là chưa chứng đắc (Vô sở đắc) (kinh Kim Cang)
-
Làm chủ
Con đường tu hành của đạo Phật có bốn giai đoạn làm chủ: 1- Làm chủ cuộc sống (sanh). 2- Làm chủ già (lão). 3- Làm chủ thọ (bệnh). 4- Làm chủ sự hoại diệt (chết).
-
Xuất ly và tàng trữ
Xuất ly là lìa ra, bỏ ra; tàng trữ là giữ lại, nén lại. Ý nghĩa của câu này là không biết cách xuất ly dục tham, nên dục tham thường khởi lên chỉ còn có giữ gìn trong tâm nên gọi là nén tâm. Do đó, dù có tu...
-
Hữu
là có, có vật này, vật kia như: thântứ đại, thân ngũ uẩn, nhà cửa, của cải tài sản, tiền bạc, cha, mẹ, anh em, chị em, bà con quyến thuộc, thân bằng, v.v... Do Có (Hữu) mà chúng ta sinh ra ưa thích (Ái) nên mới thủ (Thủ), cố...
-
Người sống với đạo đức nhân bản–nhân quả
là người biết sống với chính mình; là người không ăn cắp chính mình.
-
Ba thiện hành
là ba nơi làm điều lành, đó là 1- Thân Thiện Hành, 2- Khẩu Thiện Hành, 3- Ý Thiện Hành.ba hành động thiện trong thân của mọi người như: 1- Nói lời êm dịu, nhẹ nhàng, ôn tồn nhã nhặn, thường nói lời ái ngữ khiến cho người nghe không...
-
Trực Hạnh
là những hành động trực tiếp làm chủ bốn sự đau khổ trên thân, thọ tâm và pháp có nghĩa làm làm chủ sinh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi. Trực hạnh chính là những hành động Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.
-
Pháp Bảo
Pháp Bảo là những lời dạy của Đức Phật, vế những kinh nghiệm trong khi tu tập đạt được chân lý, Ngài đem dạy lại cho loài người để loài người thực hành đạt được kết quả giải thoát như Ngài. Đức Phật dạy chúng ta pháp môn Tứ Chánh...
-
Tích tập tâm ly tham, ly sân, ly si
bền chí huân tập thì tích tụ được tâm ly tham, ly sân, ly si. Muốn tích tập tâm ly tham, ly sân, ly si thì cứ nhắc tâm nhiều lần câu “Ly tham (ly sân, ly si) là tâm của ta”. Đó là cách thức kết tụ tâm ly...
-
Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành
nghĩa là: Các Pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện. Hai câu này là chỉ cho pháp hành, tức là gieo nhân thiện, diệt nhân ác. Gieo nhân thiện diệt nhân ác tức là hằng ngày phải sống bằng những hành động thiện.Sống bằng những hành động...
-
Nhiếp tâm và an trú tâm
là không còn có một niệm nào xen vào trong hơi thở, và lúc bấy giờ tâm chỉ duy nhất biết có hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu. Muốn nhiếp và an trú được tâm thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và...
-
Tâm hữu lậu
là Tâm chưa bất động, chưa an trú. Tâm còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, phải chịu nhiều đau khổ.
-
Tưởng dục
là tưởng uẩn khi gọi về tham dục, gồm có 18 loại hỷ tưởng và bốn định vô sắc. Bốn định vô sắc gồm có: Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
-
Muốn dừng ý
mà không tỉnh giác trên thân hành thì không bao giờ dừng ý được. Tâm lìa hết tham, sân, si thì ý thức dừng, tu tập như vậy thì không bị ức chế tâm. Dừng ý thức không có nghĩa là dừng vọng tưởng.
-
Bát Chánh Đạo
là chân lý của loài người, là ĐẠO ĐẾ - một chân lý trong bốn chân lý của Đạo Phật, là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả của con người để con người trở thành những bậc A La Hán (vô lậu) hoàn...
-
Năm thủ uẩn
là năm duyên hợp lại tạo thành thân người: 1- Sắc thủ uẩn:là phần hữu hình của thân ngũ uẩn gồm có bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Thân tứ đại sử dụng sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức,...