Gợi ý
-
Muốn cầu vui Niết Bàn
thì mọi người đều phải bước đi bằng trí óc và đôi chân của mình trên con đường Bát Chánh Đạo, chứ không có người nào đi thay cho mình được.
-
Hỷ là duyên của Khinh An
Hỷ là niềm vui. Khi có niềm vui thì phải có tâm hân hoan, thân tâm có cảm giác nhẹ nhàng an ổn, rất vui mừng. Sự vui mừng này Đức Phật gọi là Hỷ.
-
Muốn chế ngự các căn
phải chế ngự được các căn thì nên tu tập tỉnh thức trong thân hành nội và thân hành ngoại như: Chánh niệm tỉnh giác trong khi đi kinh hành (Thân hành niệm ngoại), Chánh niệm tỉnh giác trong từng hơi thở (Định Niệm Hơi Thở), Chánh niệm tỉnh giác...
-
Tranh luận
là một cuộc tranh đấu, đánh đá nhau bằng ngôn ngữ, là một cuộc chiến tranh giết nhau bằng gươm miệng, lưỡi đao. Người tu sĩ Đạo Phật lấy tâm từ bi làm gốc, nên phải tránh xa những cuộc tranh luận, để thực hiện lòng từ bi của mình...
-
Muốn chiến thắng sự ham muốn dục lạc ở thế gian
thì phải thành tựu hạnh thiểu dục, có sức quán thông suốt và trí tuệ minh mẫn. Nhờ đó mà ta có thể sống cuộc đời tự túc, đơn giản, thanh tao và an nhàn. Ý thức rõ sự tai hại của tâm dục lạc và lợi ích thiết thực...
-
Có hỷ, nên thân được khinh an
cơ thể ta an lạc và nhẹ nhàng như không còn trọng lượng, bước đi rất thoải mái, thân không còn đau nhức hay mệt mỏi gì cả, một trạng thái của thân an lạc vô cùng.
-
Tưởng thủ uẩn
Là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Tưởng uẩn hoạt động mà người đời và tất cả tôn giáo đều hiểu lầm lạc, cho sự hoạt động của tưởng là thế giới siêu hình. Chiêm bao cũng là một dạng tưởng uẩn hoạt động, nhưng nó thuộc về ý...
-
Sanh diệt tận
Sanh là đời sống, sự sống; diệt là chết, sự chết; tận là tận cùng, cuối cùng, chấm dứt. Toàn nghĩa câu “Đạt được sanh diệt tận” là phải đạt cho được sự tận cùng sống chết của kiếp làm người thì mới được đức Phật chấp nhận là Tăng...
-
Đoạn dứt thân ngũ uẩn
là có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì hãy từ bỏ chúng, có nghĩa là không làm theo chúng.
-
Uẩn
Trong cơ thể con người có năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn), mỗi uẩn phải làm việc theo nhiệm vụ của nó. Trong một con người bình thường thì có ba uẩn làm việc gồm: Sắc uẩn, Hành uẩn, Thọ uẩn. Khi Sắc Uẩn hoạt động thì con...
-
Tấn căn
Tấn là tinh tấn, siêng năng; căn là cội gốc. Vậy tấn căn có nghĩa là cội gốc của lòng tinh tấn, siêng năng. Muốn có được cội gốc tinh tấn, siêng năng thì phải tu tập “Tứ Chánh Cần”, phải rất siêng năng, tinh tấn tác ý để ngăn...
-
Tận
là tận cùng, cuối cùng, chấm dứt.
-
Sáu căn, sáu thức, sáu trần
Sáu căn gồm có: 1- Nhãn căn là con mắt. 2- Nhĩ căn là lổ tai. 3- Tỷ căn là lổ mũi. 4- Thiệt căn là lưỡi. 5- Thân căn là cơ thể. 6- Ý căn là bộ óc (ý thức).Sáu thức gồm có: 1- Nhãn thức là cái biết...
-
Sáu chặng đường vào Niết Bàn
1./ thứ nhất: đoạn trừ các lậu hoặc và các hữu kiết sử (chứng quả A La Hán). 2./ thứ hai: diệt trừ được năm hạ phần kiết sử (1- Thân kiến kiết sử. 2- Nghi kiết sử. 3- Giới cấm thủ kiết sử.4- Tham kiết sử. 5- Sân kiết...
-
Trên thân quán thân
có nghĩa là dùng mắt nhìn thấy, tai lắng nghe, cảm nhận xúc chạm và ý thức quan sát ngay trên thân. Nếu thân có đau nhức chỗ nào liền biết ngay, thân đi biết thân đi, thân ngồi biết thân ngồi, thân nằm biết thân nằm, thân đứng biết...
-
Tưởng trần
gồm có 6: 1/ Sắc tưởng, 2/ Thinh tưởng, 3/ Hương tưởng, 4/ Vị tưởng, 5/ Xúc tưởng, 6/ Pháp tưởng.
-
Muốn có được niệm căn
thì trên Tứ Niệm Xứ phải ngăn ác diệt ác pháp bằng niệm thân hành, vì thế Đức Phật dạy: “Niệm căn cần tu tập: Tứ Niệm Xứ”. Chỉ có Tứ Niệm Xứ mới tu tập được niệm căn, ngoài Tứ Niệm Xứ không đâu có chánh niệm, vì chánh...
-
Tưởng uẩn
Tưởng uẩn là phần vô hình của thân ngũ uẩn, nhưng nó hoạt động theo sự tiếp nhận của các từ trường sắc uẩn còn lưu lại trong không gian. Tưởng uẩn cũng có những năng lực như sắc uẩn và còn hơn nữa. Cho nên, có những điều sắc...
-
Muốn có thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân
thì chỉ có giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Ngoài giới luật ra thì không có pháp nào tu tập có Tam Minh.
-
Sáu trần
gồm có: 1- Sắc trần, 2- Thinh trần, 3- Hương trần, 4- Vị trần, 5- Xúc trần, 6- Pháp trần.