Gợi ý
-
Cấp Tam Minh
gồm có Tứ Thánh Định (1- Sơ Thiền. 2- Nhị Thiền. 3- Tam Thiền. 4- Tứ Thiền) và Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh).
-
Cấp thiền định
gồm có 4 thiền phải tu học 7 tháng. - Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, và Tứ thiền. Cấp Thiền Định gồm có hai lớp: - Chánh Tinh Tấn (Tứ Chánh Cần). 2- Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ).
-
Quán thức ăn bất tịnh
sẽ đối trị được tâm ưa thích ăn uống, ưa thích chạy theo dục lạc về ăn uống. Không nhàm chán thực phẩm thì không làm sao ly tham dục về ăn uống được.
-
Đức Hiếu Sinh
là giữ giới không sát sanh.
-
Cung kính
tỏ lòng tôn trọng, kính mến, không có chút lòng khinh bỉ xem thường, luôn luôn ngưỡng mộ mến yêu.
-
Tùy thuận mình
là tùy theo khả năng của mình mà làm, tránh trường hợp nuôi dục, nuôi bản ngã. Mục đích của Tùy thuận mình không phải ở ý kiến và việc làm của mình, mà chính là để được tâm hồn mình giải thoát, an vui, thanh thản.Đó cũng là bước...
-
Tâm thanh thản, an lạc và vô sự trước mọi nghịch cảnh
đó là cứu cánh; là giải thoát; là đạo đức thương mình, thương người. Đạo Phật chỉ có tâm bất độngthanh thản, an lạc và vô sự trước mọi nghịch cảnh, không phóng dật theo các ác pháp và chấm dứt chạy theo lòng ham muốn của mình.Người hiểu biết...
-
Đức Thánh hạnh
là Mười hai Đức: 1- Như Lai (có nghĩa là vì theo con đường như thật đi tới mà thành Chánh Giác. Như Lai cũng có nghĩa là bậc tu hành đã xong, không còn tái sinh trở lại cuộc đời này nữa tức là đã làm chủ sinh, tử...
-
Tâm thanh tịnh
là tâm bất động, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Tâm thanh tịnh là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) và làm chủ được sanh già, bệnh, chết, tức làm chủ nhân quả hay còn...
-
Tâm thiền định
của đạo Phật là Tâm thanh tịnh, là tâm có đủ đạo lực sai khiến làm chủ sự sống chết.
-
Người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh
Khi con thể hiện đức hiếu sinh đúng (trong Giáo Án Rèn Nhân Cách lớp Ngũ Giới) không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh họ lại càng mến phục và kính trọng con nhiều hơn.Tai sao vậy?...
-
Tâm thường thanh tịnh
là tâm tùy tức.
-
Từ trường của các loại Định
mỗi loại định đều có những từ trường khác nhau như: 1/ Định Nhị Thiền khi khẩu hành tịnh chỉ và ý thức ngưng hoạt động (ý thức ngưng hoạt động có nghĩa là sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức ngưng...
-
Cứu cánh
nơi tột cùng của sự giải thoát, không còn có một nơi nào hơn được.
-
Cứu cánh an ổn khỏi khổ ách
tức là Minh Giải Thoát, là chánh tri kiến. Chánh tri kiến là sự hiểu biết mọi vật như thật, do hiểu biết mọi vật như thật nên mọi khổ ách đều được hóa giải.
-
Cứu cánh mục đích
là tri kiến và giới luật. Đó là cứu cánh giữa Minh và Hạnh nên gọi là cứu cánh mục đích. Giới luật ở đâu là tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu là giới luật ở đó, “Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh...
-
Tâm vô minh
là lòng ham muốn. Có sự ham muốn là có sự vô minh. Vô minh ở đâu là ham muốn ở đó, ham muốn làm tăng thêm vô minh, vô minh làm tăng thêm ham muốn.
-
Cứu cánh Phạm hạnh
là do giới luật. Một tu sĩ sống đúng giới luật, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào là có giải thoát ngay liền. Giới ly dục ly ác pháp mà tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động, Tâm bất động là tâm không phóng...
-
Tránh sự khởi lên chỉ trích
là khi muốn chỉ trích ai một điều gì thì nên dừng lại liền không được nói ra và chấm dứt tư tưởng đó vì ý nghĩ tư tưởng đó xấu, ác.
-
Muốn cho giới luật được nghiêm chỉnh
thì phải tu tập Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ. (Trong Tứ Chánh Cần có các pháp cần tu tập là Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác). (Trong Tứ Niệm Xứ có các pháp tu tập là Tứ Niệm...