Gợi ý
-
Tự tri diệt trách
là tự mình phát lồ tội trạng để sám hối;
-
Có hân hoan nên hỷ sanh
có niềm vui thì thân được nhẹ nhàng an lạc. Khi có niềm vui thì toàn bộ thân tâm có một cảm giác thọ hỷ một cách kỳ lạ. Chỉ có người tu tập đến những trạng thái đó mới cảm nhận được, người ngoài cuộc không thể biết được.
-
Tránh xa sát sanh
có nghĩa là tránh né và xa lìa sát sanh. Tránh né xa lìa sát sanh có 3 vị trí khác nhau: 1- Tránh né và xa lìa người giết hại chúng sanh. 2- Tránh né và xa lìa nơi giết hại chúng sanh. 3- Tránh né và xa lìa...
-
Sanh
(duyên "sanh" trong 12 duyên) phải nói đủ là “SANH Y”, là của cải, tài sản, vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, v.v... Do thế, khi tài sản của cải bị mất thì sẽ buồn rầu bịnh khổ...
-
Muốn cho thân tâm tự thanh tịnh
thì mọi người phải thực hiện ngay năm hành động đạo đức này: 1- Phải từ bỏ lấy những vật không cho. 2- Những vật không cho nhất định không lấy, chỉ lấy những vật đã cho. 3- Không được mong cầu những vật của người khác chưa cho, chỉ...
-
Muốn cho thân, khẩu, ý nghiệp thanh tịnh
thì không nên làm những điều ác, như: 1- Ý tham dục, ham muốn cái này, cái kia, xan tham, v.v… 2- Ý sân hận, thù oán, ghen ghét, tị hiềm, tật đố, v.v… 3- Ý si mê, lười biếng ham ngủ nghỉ, hôn trầm thùy miên, vô ký,.. Khi...
-
Tầm, tứ là khẩu hành
Có nghĩa là khi nhập Nhị thiền tầm tứ diệt. Tầm tứ là ý thức, thuộc trong nhóm sáu thức mắt, tai, mũi, miệng thân, ý. Khi tầm tứ diệt thì sáu thức mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đều diệt.
-
Im lặng như Thánh
khi khép mình vào khuôn khổ tu hành thì không nên hội họp nói chuyện để tâm không phóng dật. Im lặng như Thánh là để lắng nghe bốn chỗ thân, thọ, tâm và các pháp đang thanh thản, an lạc và vô sự hay đang bị chướng ngại.Nếu thân,...
-
Người nhập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định
tâm an trú trong định, có một trạng thái hỷ lạc, ngồi lâu không biết mỏi mệt, nhưng có người đi đến gần đều biết, toàn bộ thân tâm đều rơi vào một trạng thái khinh an, hỷ lạc phủ trùm toàn thân tâm, nên không còn thấy biết gì...
-
Cõi Súc Sanh
(Theo kinh sách Nguyên Thủy) là trạng thái thân tâm ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, bẩn thỉu, ăn uống đồ bất tịnh, hôi thối, rượu chè say sưa quậy phá, v.v... Trong trạng thái tâm này khi còn đang sống, cũng như lúc sắp lâm chung đã xác định...
-
Sát sanh
thì sát sanh hại vật, là cái nhân của bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn. Nợ máu xương phải đền bù bằng máu xương, dù trốn đi đâu cũng không khỏi.
-
Trau dồi tâm từ nơi ý hành
Muốn trau dồi ý, ta phải tư duy: Thân tất cả chúng sanh cũng như thân ta thường đau khổ đói khát. Ta hãy thương yêu và chăm sóc chúng như chăm sóc con ta vậy. Sự tư duy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi nhìn hoạt động...
-
Trau dồi từ tâm nơi thân hành
là mượn cái hành động chân đi để thực hiện tâm từ ở dưới bàn chân, trong mỗi bước đi của chúng ta, khi đi thì ta phải theo sát hành động đi và có pháp hướng tâm (như lý tác ý) để gợi lên lòng thương yêu của ta...
-
Con đường Phạm hạnh
sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Mạng sống trong sạch giới hạnh đầy đủ, thủ hộ các...
-
Ức niệm diệt trách
là đừng nhớ lại những lỗi lầm của người khác, hãy bỏ qua, không nhớ lại, không bươi móc nhắc lại chuyện cũ, không bươi móc chuyện xấu của người khác.
-
Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh
“Tất cả pháp lấy tâm bất động làm nơi tột cùng của sự giải thoát”. Phật giáo lấy mục đích là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Đó là sự rốt ráo tận cùng của Đạo Phật.
-
Muốn có được cội gốc định
thì phải tu tập pháp môn Tứ Thánh Định. Khi tu tập viên mãn Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là lúc bấy giờ tâm chúng ta bất động trước các pháp và các cảm thọ, vì nó đã lìa dục và bất thiện pháp nên trong nội tâm có bảy...
-
Tập thể thanh tịnh
là Tăng đoàn sống hòa hợp, giới luật nghiêm chỉnh.
-
Ứng Lí Hạnh
hành động sống hằng ngày tương ứng đúng lý với hành động của Phật, của Pháp, của chúng Thánh Tăng và của Giới Luật, đó là những hành động sống Tứ Bất Hoại Tịnh.
-
Tri kiến giải thoát tận đỉnh
là tâm bất động, tức là Bất Động Tâm Định.