Gợi ý
-
Thinh tưởng
là những âm thanh do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra âm thanh như: Tiếng nói chư Thiên, tiếng kêu, tiếng hú, tiếng la, tiếng thét, tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khóc, tiếng rên, tiếng tụng kinh, niệm chú, tiếng nói đối đáp trong...
-
Xả tội ác
là dứt các nghiệp sanh tử. Tội ác do: 1- Duyên của tội ác là của cải. 2- Nhân của tội ác là lòng tham muốn. Vậy xả tội ác thì chỉ có xả nhân và duyên của nó, thì tội ác sẽ không còn nữa.Xả tội ác tức xả...
-
Biến mãn một phương
có nghĩa phủ trùm khắp cùng khắp một phương, không có chỗ nào là không có lòng thương yêu nơi phương ấy, hay nói cách khác là lòng thương yêu tất cả chúng sanh không có bỏ sót một loài nào trong phương đó.
-
Giới luật Phật
gồm chung có: ngũ giới, thập thiện, thập giới sa di, sa di ni, 250 giới tỳ kheo tăng và 348 giới tỳ kheo ni. Tất cả giới luật này để chỉ dạy những hành động đạo đức của con người từ phàm phu, bình thường đến bậc Thánh nhân,...
-
Liễu tuệ
là trí tuệ thấy, hiểu, biết mọi pháp như thật. Liễu tuệ còn gọi là trí tuệ Tam Minh.
-
Năng tịch
là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
-
Pháp bất tịnh
là pháp cấu uế, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi, v.v…
-
Tà kiến
là chấp chặt theo lối không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả, phi đạo đức. Tà kiến nghĩa là mê tín, dị đoan, như thờ đầu trâu, đầu cọp, bình vôi, ông táo, xin xâm, bói quẻ, buộc tôm đeo niệt, coi sao, cúng hạn...
-
Thu nhiếp tâm
là một kỳ công tu tập chớ không thể chỉ hiểu biết trong kinh sách suông là thu nhiếp được tâm. Đây là Đức Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ. Đầu tiên chúng ta phải tu tập Quán Thân Trong Thân, khi quán thân trong thân cho được thuần...
-
Biết rõ được chánh pháp
là biết cách tu tập của pháp Tứ Niệm Xứ. Biết cách tu tập của pháp Tứ Niệm Xứ thì không cần phải đi tìm pháp tu tập thiền định nào khác nữa. Người tu tập theo thiền xả tâm của Tứ Niệm Xứ thì vọng niệm đến càng tốt,...
-
Linh hồn
là một danh từ chỉ cho những trạng thái trừu tượng siêu hình thường xảy ra xung quanh đời sống của con người mà ý thức của con người không thể làm sao hiểu nổi. Tin có linh hồn là do bị đường lối chánh sách ngu dân của Phật...
-
Pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác
tu trong những oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, ăn, uống, ngủ nghỉ, nhanh chậm và hơi thở bình thường, dài, ngắn đều tu tập được cả. Trong kinh Phật dạy dùng sức “Bình tỉnh” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn...
-
Xuất gia
là ra khỏi nhà (gia đình). Xuất gia có cụm từ “cắt ái ly gia”. Cụm từ này chỉ rõ khi người xuất gia thì cần phải cắt đứt tình yêu thương mọi người trong gia đình và lìa ngôi nhà từ lâu đã sinh sống. Bởi giặc sinh tử...
-
Biệt trú
là sống độc cư một mình, sống đúng Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Người sống biệt trú như vậy trong bốn tháng thì mới được Phật và chúng Tăng chấp nhận cho xuất gia làm đệ tử của Phật. Đức Phật ra điều kiện 4 tháng biệt...
-
Giới tưởng
là những giới luật của ngoại đạo đặt ra để tu hành, do tưởng uẩn nghĩ ra và sự thật không ai giữ giới này có giải thoát. Ví dụ: Giới hạnh của con bò, giới hạnh của con chó, giới hạnh ngồi thiền đau chân cũng phải ngồi cho...
-
Linh hồn người chết
là do trạng thái của tưởng uẩn của người còn sống tạo ra.
-
Niết Bàn
Trong kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật có nói đến cảnh giới Niết Bàn tại thế gian, tại tâm. Một người sống ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm, tâm hồn vô sự, thanh thản, trầm lặng, an lạc là đang sống trongNiết Bàn. .Niết Bàn là...
-
Giới uẩn
là đức hạnh, là thiện pháp của con Người, của những bậc Thánh. Giới uẩn là nền tảng căn bản đạo đức tâm vô lậu, để tu tập theo con đường giải thoát của đạo Phật. Giới uẩn là đức hạnh của con Người, của những bậc Thánh, là thiện...
-
Linh miêu
trong những con mèo sẽ có con mèo gọi là “linh miêu”. Nếu con mèo này nhảy ngang qua thây người chết, thì thây ma đứng dậy chạy và đụng ai thì người ấy chết theo. Bây giờ không còn tục lệ nhốt mèo đó nữa.
-
Niết Bàn của Phật
là trạng thái tâm không còn ham muốn, tâm vô dục, và không bị lay động. Với mục đích muốn được tâm vô dục và bất động thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp.