Gợi ý
-
Thất kiết sử
7 sợi dây trói chặt và sai sử: tham, sân, si, mạn, nghi, giới cấm thủ, thân kiến thủ.
-
Thất niệm
là mất niệm đang làm, thất niệm là mất tỉnh giác, mất tỉnh giác tức là mê, mê còn gọi là quên. Cho nên, tu tập mà để thất niệm là tu sai, tu suốt đời cũng chẳng có ích lợi gì. Thất niệm có hai trạng thái khác xen...
-
Thất tình, lục dục
Thất tình gồm có: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. Lục dục gồm có: Nhãn dục, Nhĩ dục, Tỷ dục, Thiệt dục, Thân dục, Ý dục.
-
Thấu triệt
có nghĩa là đã hiểu như thật.
-
Thầy Giám viện
[cô Giám viện] phải có đầy đủ đức hạnh hiếu sinh để trực tiếp xem xét từng pháp hành tu tập, từng tâm tư, nguyện vọng, từng trạng thái tu tập, từng thời gian tu tập gặp khó khăn hoặc nhiếp tâm không được hoặc an trú không được của...
-
Thấy tánh
(Tạoduyên) trong Thiếu Thất Lục Môn, tổ Đạt Ma có dạy lý nhập (Phật tánh) và hạnh nhập (Phật tánh). Người thượng căn khi nghe một câu liền ngộ (Phật tánh), và từ đó sống luôn với chỗ ngộ của mình, đây gọi là lý nhập (Phật tánh).Nhưng với người...
-
Thập Thiện
là mười điều lành, thể hiện qua thân, khẩu, ý. 1.- Thân có ba nghiệp thiện: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. 2.- Khẩu có bốn nghiệp thiện: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lật lọng (nói lưỡi đôi chiều), không nói lời hung...
-
Thật tri
là sự hiểu biết qua ý thức. Khi chúng ta phân biệt mọi vật trước mắt mà hiểu được mọi vật đó một cách rõ ràng và cụ thể thì đó là thật tri. Thật tri chính là ý thức của chúng ta đang sử dụng hằng ngày trong cuộc...
-
Tha tưởng thông
là một loại thần thông của ngoại đạo hiểu biết chuyện quá khứ vị lai của mọi người, còn gọi là tha tâm tưởng thông.
-
Thai sanh
là những loài vật sanh con, những loài vật này được sanh ra sau loài sanh trứng (thuộc về ác nghiệp).
-
Tham
là lòng tham lam, là tâm tham muốn tự khởi lên sự tham lam, ham muốn. Thường con người ai cũng có tâm tham lam và ham muốn nhưng có người tham muốn nhiều, có người tham muốn ít. Tham muốn là ác pháp thường mang đến sự khổ đau...
-
Tham ái
Tham là ham muốn; ái là yêu thích. Con người vốn sinh ra đã bị đau khổ là vì tâm tham ái. Đã là con người thì ai cũng có lòng ham muốn và ưa thích hoặc nhiều hoặc ít. Lòng ham muốn và ưa thích là một sợi dây...
-
Tham ăn uống món ngon, vật lạ - (rắn, rùa, ba ba, cua đinh, ...)
là hành hạ thân xác, khiến cho thân mắc phải những chứng bệnh nan y. Những người ham ăn thì sẽ bị bội thực, trúng thực, bắt bao tử, gan, thận làm việc quá nhiều, không có thì giờ ngừng nghỉ, dễ mắc bệnh tiêu hóa, thận và tim mạch.Người...
-
A La Hán Thanh Văn Giác
là người được đức Phật dạy cho tu tập theo giáo pháp của Ngài đã tu chứng, hoặc người ấy tự nghiên cứu trong kinh sách theo những lời dạy của đức Phật mà tu tập cho đến khi tâm vô lậu hoàn toàn. Người chứng quả A La Hán...
-
Nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện
không sát sanh mà còn phóng sanh.
-
Muốn được thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự
thì phải sống đúng thiện pháp, hằng ngày thường ngăn và diệt ác pháp.
-
Trí về hoại pháp, trí về ly tham pháp, trí về diệt pháp
khi nào có trí về trú pháp, chỗ ấy cũng có trí về tận pháp, hoại pháp, ly tham pháp và diệt pháp.
-
Sinh sống thanh tịnh
Sinh sống thanh tịnh tức là chánh nghiệp. Chánh nghiệp là nghề nghiệp sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
-
Tịnh tu tam nghiệp “Thân–Khẩu–Ý”
bằng cách: 1) - Thân: Không sát sanh, trộm cắp, dâm dục là đã trở về với đức tánh “Thanh-tịnh”. 2) - Khẩu: Không vọng ngôn, ác khẩu, ỷ ngữ, lưỡng thiệt tức là trở về với đức tánh “Chơn-chánh”. 3) - Ý: Không tham lam, sân hận và si...
-
Muốn giữ được tâm thanh thản, an lạc và vô sự
là một việc làm không phải dễ, nếu ngay từ bây giờ, lúc thân tứ đại còn khỏe mạnh, còn sức lực mà không tu tập thì đến khi thân tứ đại già nua, mỏi mòn, yếu đuối thì tu tập và rèn luyện tâm thanh thản an lạc và...