Gợi ý
-
Hữu ngã
cho là ta, cái ta, cái bản ngã của ta.
-
Xả
có nghiã là bỏ ra, ném ra, không cần dùng nữa, không còn trở lại thói quen tật cũ tức là nghiệp cũ.
-
Dục hữu
Dục: lòng ham muốn; hữu: có. Dục hữu là nói tâm trạng của tất cả loài người và các loài động vật trong vũ trụ, nhất là loài người và các loài động vật trên hành tinh này đều có sự ham muốn (thích dục) Cõi dục giới có nghĩa...
-
Uẩn
Trong cơ thể con người có năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn), mỗi uẩn phải làm việc theo nhiệm vụ của nó. Trong một con người bình thường thì có ba uẩn làm việc gồm: Sắc uẩn, Hành uẩn, Thọ uẩn. Khi Sắc Uẩn hoạt động thì con...
-
Ý hành thiện
là ý không khởi nghĩ ham muốn một vật gì cả, ý không sân hận oán thù, ganh ghét ai cả, ý không si mê, thường sáng suốt nhận rõ mọi hành động nhân quả thiện ác để luôn luôn ý nghĩ đến điều thiện không làm khổ mình, khổ...
-
Nằm
Khi nằm ta cũng nhắc “Chúng sanh chung quanh ta có rất nhiều, nếu ta nằm trên chúng thì chúng có thể bị tổn thương, hoặc bị đè bẹp mà chết” hay “Tất cả chúng sanh sẽ ở dưới lưng ta. Ta hãy xem xét kỹ chỗ nằm có chúng...
-
Ngoan không
Vô ký kéo dài là ngoan không, còn gọi là không ngơ. Ngoan không là nguyên nhân phát sinh ra trí tuệ tưởng giải.
-
Không dâm dục
là không hành dâm với bất cứ ai, ngay cả với người phối ngẩu.
-
Cẩn ngôn
suy tư rồi mới nói và giảm tốc độ nói (có thì giờ suy nghĩ trước khi nói). Phải thường xuyên như lý tác ý câu này "Ta không nói thì thôi, mà nói ra thì phải làm vui lòng người".
-
Ái
là tình cảm yêu mến, thương mến, ưa thích người và vật chất nhà cửa nên từ đó chúng ta mới cố giữ lại, bảo thủ không muốn xa lìa nên Hữu (có) sinh ra. 15Ái có hai: 1- Ái lạc có nghĩa là ưa thích, ham muốn, thương mến,...
-
Ý thức
Ý thức là sự phân biệt của bộ óc, thuộc về sắc uẩn, có sự ghi nhớ, nhớ lại, suy tư và hiểu biết, nhưng bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, là cái biết của mọi người đang sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.Ý thức có...
-
Nhân
là con người;
-
Ba cấp Bát Chánh Đạo
Cấp 1: Giới luật gồm có 5 lớp: 1-Chánh kiến , 2-Chánh tư duy, 3-Chánh ngữ, 4-Chánh nghiệp, 5-Chánh mạng. Cấp 2: Chánh định (Tứ Thánh Định) gồm có 2 lớp tu tập: 1-Chánh tinh tấn (Tứ Chánh Cần), 2-Chánh niệm (Tứ Niệm Xứ).Cấp 3: Chánh tuệ (Tuệ tam minh)...
-
Người
là trạng thái tâm sống trọn vẹn trong năm điều lành gọi là ngũ giới. Người là một cõi ngũ giới. Cõi giới Người có năm đức: a- Đức hiếu sinh, b- Đức từ bỏ lấy của không cho, c- Đức chung thủy, d- Đức thành thật, e- Đức Minh...
-
Thánh
Theo đời thường, Thánh là người tài giỏi xuất chúng về văn học, hayvõ học mà người đời thường ca tụng xưng hô, như Thánh Trần Hưng Đạo, Quan Thánh Đế Quân, đức Thánh Khổng Phu Tử. Tất cả những vị Thánh này được tôn xưng như vậy, nhưng tâm...
-
Trực Hạnh
là những hành động trực tiếp làm chủ bốn sự đau khổ trên thân, thọ tâm và pháp có nghĩa làm làm chủ sinh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi. Trực hạnh chính là những hành động Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.
-
Pháp hướng tâm
là pháp Như Lý Tác Ý, là phương cách dẫn thân tâm vào chỗ giải thoát. Nó là một pháp môn rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật Giáo. Pháp hướng tâm còn gọi là pháp huấn luyện tâm, pháp môn dẫn tâm. Pháp Hướng Tâm là pháp...
-
Hạnh tuệ
là trí tuệ đức hạnh, trí tuệ biến ra hành động không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh; Hạnh tuệ là tâm bi của Tứ Vô Lượng Tâm.
-
Hộ thất
mang cơm, xách nước cho người tu hành.
-
Lực của sắc ấm
là lực ám thị của ý thức (Ý thức lực).