Gợi ý
-
Giai đoạn I của Thiền Định
là giai đoạn LY, dùng ba hạnh Ăn, Ngủ, Độc cư làm đối tượng để tu tập, khắc phục cho được tâm ly dục.
-
Gian tham trộm cắp
ở đây không chỉ có nghĩa lấy của không cho, mà còn kể cả những hành vi gian tham, xảo quyệt khác nữa.
-
Giải đãi
là lười biếng.
-
Giải thoát
là tâm phải hết tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Giải thoát là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Sống không làm khổ mình, khổ người; sống ly dục ly ác pháp; sống tâm không phóng dật là giải thoát.Bất cứ pháp nào xâm nhập...
-
Giải thoát của đạo Phật
là chỗ đẩy lui chướng ngại pháp trong thân và tâm. Hằng ngày, từng phút, từng giây siêng năng chuyên cần đẩy lui các chướng ngại pháp làm sao cho tâm không còn bất an. Tâm không còn bất an tức là giải thoát của đạo Phật hay gọi là...
-
Giải trình án
là phương pháp quán vô lậu để giúp cho tu sinh thông suốt nền đạo đức nhân bản – nhân quả, mà đức Phật thường dạy và nhắc nhở chúng ta khi mới bắt đầu học Phật: “Những gì thông suốt cần phải thông suốt”.Muốn thông suốt những gì cần...
-
Giảng đường
là nơi tăng ni và cư sĩ tập hợp để tu tập và nghe pháp.
-
Giảng sư
là người giải thích cho dễ hiểu. Làm giảng sư dạy người tu tập là không nói dối. Lời nói “trả nghiệp, dồn nghiệp” chỉ là lời nói lừa đảo, để che đậy tội lỗi của mình với những người khác.
-
Giảng sư Thuyết Pháp
phải thuyết pháp về sự yểm ly, ly tham, đoạn diệt, sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh.
-
Giảng viên dạy lớp Đức Hiếu Sinh
thực hiện lòng yêu thương của mình không những đến với học viên mà còn đến với mọi người, bằng thân hành, bằng khẩu hành, bằng ý hành. thương yêu chân thật từ trong tận thâm tâm của mình… 1- Bằng ý hành với sự hộ trì bảo vệ ý...
-
Giáo Án
là một bài học ngắn gọn được giảng viên biên soạn để đứng lớp truyền đạt, triển khai và đào luyện tư tưởng của những học viên, để cho những học viên thấm nhuần những bộ môn học tập đó, để trở thành một tri kiến hiểu biết và phản...
-
Chú tâm tỉnh giác
là pháp môn nương vào thân hành niệm nội và ngoại tu tập để đoạn tận lậu hoặc: 1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác 2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở. 3/ Thân Hành Niệm. Nếu ai tu đúng pháp Chú tâm tỉnh giác thì sức tỉnh giác rất...
-
Kiến giải
là người tu thiền theo ngoại đạo, tu tập thiền định ức chế tâm “dừng vọng tưởng”. Khi vọng tưởng dừng, hành giả rơi vào định tưởng (Không Vô Biên Xứ Tưởng), từ đó triển khai tưởng tuệ. Hành giả tu đến đây có những “tiểu ngộ” hoặc “đại ngộ”...
-
Trí tuệ thế gian
là sự hiểu biết và tư duy suy nghĩ một điều gì mà do lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thúc đẩy. Tri kiến giải thoát không phải ngoài trí tuệ thế gian. Nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tri kiến đó là tri kiến...
-
A La Hán Độc Giác
là người tự mình tìm ra pháp môn tu tập đạt được tâm vô lậu hoàn toàn. Trên đời này chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người duy nhất tự mình tìm ra pháp môn tu tập đạt được tâm vô lậu hoàn toàn, ngoài ra thì...
-
Kiến hòa đồng giải
là có những ý kiến hay kiến giải nào trong sự tu tập có kết quả tốt, hay thì nên đem ra cùng nhau học tập.
-
A La Hán Duyên Giác
là người thấu suốt được thế giới quan của Phật Giáo, không còn tham đắm và chấp trước mọi vật trên thế gian này nữa. Do sự thông hiểu tường tận thế giới quan của Phật Giáo như thật, nên tâm tham đắm, dính mắc không còn, lậu hoặc được...
-
Trí tuệ tri kiến giải thoát
Muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát, người mới tu phải bắt đầu học hiểu đạo đức nhân quả, Tứ Diệu Đế, Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên... nói chung là phải nghiên cứu tạng kinh Pali cho thông suốt.
-
A La Hán Thanh Văn Giác
là người được đức Phật dạy cho tu tập theo giáo pháp của Ngài đã tu chứng, hoặc người ấy tự nghiên cứu trong kinh sách theo những lời dạy của đức Phật mà tu tập cho đến khi tâm vô lậu hoàn toàn. Người chứng quả A La Hán...
-
Chư Thiên tăng thì con người giảm, chư thiên giảm thì con người tăng
có nghĩa là từ trường thiện tăng thì từ trường ác giảm, từ trường ác tăng thì từ trường thiện giảm. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn nhân quả thiện tăng thì nhân quả ác giảm, nhân quả ác tăng thì nhân quả thiện giảm.So sánh luật nhân quả...